Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ

(4) - 66 đánh giá

Sức khỏe tâm lý tốt là gì?

Người có trạng thái tâm lý tốt thường nhận thức rõ về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Họ học được cách đối phó với những căng thẳng và khó khăn như là một phần bình thường của cuộc sống. Họ cảm thấy thoải mái về bản thân mình và có những mối quan hệ lành mạnh.

Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và làm bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng, căng thẳng, ví dụ như:

  • Bị đuổi việc
  • Con cái đi xa hoặc quay về sau một thời gian đi xa
  • Người thân qua đời
  • Kết hôn hoặc li dị
  • Bị bệnh hay bị chấn thương
  • Thăng chức
  • Khó khăn về tiền bạc
  • Chuyển chổ ở
  • Có con

Những thay đổi tốt đôi khi cũng làm bạn căng thẳng không kém những thay đổi xấu.

Tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Cơ thể phản ứng tùy theo những hành động, cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần. Khi bạn buồn bã, căng thẳng hay lo lắng, cơ thể bạn sẽ tìm cách báo hiệu là có gì đó bất ổn đang xảy ra. Ví dụ sau một sự kiện căng thẳng như có người thân qua đời, bạn thường dễ bị cao huyết áp hay đau dạ dày (bao tử). Những triệu chứng sau đây cho thấy trạng thái tâm lý của bạn không cân bằng:

  • Đau lưng
  • Chán ăn
  • Đau ngực
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Khô miệng
  • Hay mệt mỏi
  • Đau nhức toàn thân
  • Nhức đầu
  • Cao huyết áp
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Tim đập mạnh
  • Vấn đề về tình dục
  • Khó thở
  • Mỏi cổ
  • Đổ mồ hôi
  • Đau bụng
  • Tăng hoặc giảm cân

Trạng thái tâm lý kém có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng trong những giai đoạn tâm lý không ổn định. Ngoài ra, khi bạn đang căng thẳng, lo lắng và buồn chán, bạn thường không để ý chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân. Bạn không muốn tập thể thao, ăn uống đủ chất hay uống thuốc mà bác sĩ cho. Việc nghiện thuốc lá, rượu hay ma túy cũng có thể là biểu hiện của trạng thái tâm lý không khỏe mạnh.

Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ để giải quyết những vấn đề về tâm lý?

Bạn có thể không thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ về những cảm xúc hay những vấn đề riêng tư của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bác sĩ không thể nào biết được bạn có đang căng thẳng, lo lắng hay buồn chán chỉ bằng cách nhìn bạn. Nếu bạn đang có những cảm xúc đó, bạn nên thành thật trao đổi với bác sĩ của mình.

Đầu tiên, bác sĩ cần chắc chắn rằng những triệu chứng của bạn không do những bệnh lý khác gây ra. Sau đó, bạn và bác sĩ sẽ thảo luận về nguyên nhân tâm lý của những triệu chứng đó. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp chữa trị những triệu chứng và giúp bạn cải thiện sức khỏe tâm lý.

Nếu những cảm xúc tiêu cực không thuyên giảm mà ngày càng nặng nề hơn và khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống, bạn cần nói ngay với bác sĩ. Có thể bạn đang bị trầm cảm nặng. Bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc hoặc tư vấn tâm lý hay cả hai.

Làm cách nào để cải thiện trạng thái tâm lý không ổn định?

Đầu tiên, cố gắng nhận biết cảm xúc của mình và tại sao bạn có những cảm xúc đó. Phân loại nguyên nhân của những sự căng thẳng, buồn chán hay lo lắng trong cuộc sống có thể giúp bạn quản lý tốt hơn sức khỏe cảm xúc của mình. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

Thể hiện cảm xúc bằng những cách phù hợp: Nếu những cảm xúc căng thẳng, buồn chán và lo lắng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, việc bạn tìm cách giữ chúng trong lòng có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn. Hãy để người thân biết có chuyện đang quấy rầy bạn. Tuy nhiên, gia đình hay bạn bè có thể không biết cách để giúp bạn đối mặt với những cảm xúc này một cách đúng đắn. Vào những lúc như vậy, hãy xin lời khuyên và sự giúp đỡ từ những người đứng ngoài sự việc như bác sĩ, chuyên viên tư vấn hay cố vấn tôn giáo.

Cân bằng cuộc sống: Đừng để những vấn đề về học hành, công việc hay gia đình ám ảnh và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Điều này không có nghĩa là bạn phải giả bộ vui vẻ khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay buồn chán. Việc đối phó với những cảm xúc tiêu cực là quan trọng, nhưng bạn cũng nên tập trung vào những mặt tích cực của cuộc sống. Bạn có thể viết nhật ký để ghi lại những việc làm cho bạn thấy an lành và hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy một cách nhìn mọi việc theo hướng tích cực có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn. Bạn cũng cần tìm cách buông xả những thứ trong cuộc sống làm cho bạn căng thẳng và kiệt sức. Dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích.

Tập tính kiên cường: Những người có bản lĩnh kiên cường có thể đương đầu với căng thẳng một cách hiệu quả và lành mạnh. Có nhiều cách để học và củng cố bản lĩnh như mở rộng các mối quan hệ xã hội, suy nghĩ tích cực về bản thân, chấp nhận thay đổi và có cái nhìn khách quan về mọi việc.

Trấn tĩnh đầu óc và cơ thể: Những phương pháp thư giãn như thiền rất hữu ích trong việc cân bằng cảm xúc. Thiền là một dạng suy nghĩ có định hướng. Có nhiều cách để thực hành thiền như tập thể thao hay hít thở sâu. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần hướng dẫn về những phương pháp thư giãn.

Chăm sóc bản thân: Để có sức khỏe tâm lý tốt, bạn cần chăm sóc tốt cơ thể bằng cách thường xuyên ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể thao để để giải tỏa căng thẳng. Tránh việc ăn uống quá độ hay nghiện rượu và chất kích thích.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/emotional-wellbeing/mental-health/mind-body-connection-how-your-emotions-affect-your-health.html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Minh Hiếu - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 thói quen giúp bạn thay đổi cuộc sống

(12)
Bạn cảm thấy mỗi ngày thức dậy đều lặp lại những công việc nhàm chán và cảm xúc dường như lúc nào cũng tiêu cực? Nếu không tìm cách thay đổi cuộc ... [xem thêm]

5 thói quen trong công việc khiến bạn chết nhanh hơn!

(85)
Bạn thường ngồi lâu khi tập trung, ăn uống thất thường và mang việc về nhà mỗi khi gần deadline? Những thói quen trong công việc này tưởng chừng như sẽ ... [xem thêm]

23 công dụng Baking Soda và cách sử dụng

(79)
Hẳn đâu đó bạn đã từng nghe qua cái tên baking soda hay muối nở. Nguyên liệu này được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nấu nướng, vệ sinh ... [xem thêm]

7 kinh nghiệm đi phượt giúp bạn luôn an toàn

(57)
Có những ngày áp lực, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn xách ba lô lên và đi? Khi ấy bạn cần tìm hiểu trước các kinh nghiệm đi phượt để có thể tự tin ... [xem thêm]

Thiết bị y tế gia đình: Bạn nên chuẩn bị gì?

(74)
Thiết bị y tế gia đình là những vật dụng bạn nên có trong nhà để đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Những thiết bị này có thể giúp ... [xem thêm]

Lợi ích của ngủ không cần gối đối với bé yêu và cả nhà

(25)
Ngủ không cần gối là một thói quen tốt không những cho sức khỏe trẻ nhỏ mà cả ở người lớn và phòng ngừa được một số tình trạng nhất định.Từ ... [xem thêm]

Phương pháp đơn giản điều trị chuột rút ngay tại nhà

(49)
Chuột rút có thể gây nên những cơn đau bất thường và khiến bạn không thể kiểm soát được các cơ bắp của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chấm ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

(13)
Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN