Barberry

(4.42) - 95 đánh giá

Tìm hiểu chung

Barberry dùng để làm gì?

Barberry là một loại cây bụi được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trái cây, vỏ và rễ cây thường được dùng để làm thuốc.

Barberry được dùng để chữa bệnh:

  • Mảng bám răng (cao răng), sưng nướu;
  • Ợ nóng, đau dạ dày, táo bón, chán ăn, các bệnh gan và lá lách;
  • Khó chịu ở phế quản và phổi;
  • Bệnh gout, viêm khớp;
  • Vấn đề lưu thông máu trong hệ tuần hoàn;
  • Tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, các công dụng chữa bệnh này của barberry vẫn chưa được công nhận chính thức. Vị thuốc này không được công nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Không nên dùng barberry để thay thế thuốc tân dược được bác sĩ chỉ định.

Cơ chế hoạt động của barberry là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy barberry có tác dụng chống khuẩn, tiêu diệt các loại nấm, giun sán, virus và vi khuẩn. Ngoài ra barberry còn được cho là có tác dụng tốt lên hệ tuần hoàn máu và tim mạch. Các tác dụng này là nhờ chất berberine từ trái và rễ cây.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của barberry là gì?

Bạn có thể dùng 2 g barberry mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu về liều lượng cụ thể để chữa bệnh. Bạn không nên dùng hơn 5 g/ngày vì một lượng lớn berberine có thể gây độc.

Liều dùng của barberry có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Barberry có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của barberry là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất;
  • Thuốc viên;
  • Trà;
  • Ngâm rượu.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng barberry?

Barberry có một số tác dụng phụ như:

  • Gây lú lẫn, mất phương hướng;
  • Hạ huyết áp, gây tổn thương tim;
  • Tiêu chảy, gây khó chịu đường tiêu hóa, nhiễm độc gan;
  • Viêm thận, sẩy thai tự nhiên;
  • Khó thở.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng barberry bạn nên biết những gì?

Không nên dùng barberry nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc nếu bạn có kế hoạch mang thai.

Barberry có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn cần phẫu thuật hoặc làm răng, bạn nên ngưng dùng thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Bạn nên cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và thảo dược bạn đã, đang và bắt đầu dùng khi bắt đầu điều trị với barberry, đặc biệt là các thuốc làm loãng máu, insulin hoặc thuốc tiểu đường.

Những quy định cho barberry ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng barberry nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của barberry như thế nào?

Đã có trường hợp liên quan đến viêc dùng barberry gây hại đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây ra dị tật. Tuy nhiên, các ảnh hưởng tới thai là không thể chữa được. Không sử dụng barberry cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Barberry có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng barberry.

Bạn không nên dùng barberry cùng với các thuốc hoặc thảo dược có chức năng:

  • Ảnh hưởng thời gian đông máu;
  • Hạ huyết áp;
  • Giảm lượng đường trong máu;
  • Gây buồn ngủ.

Barberry có thể làm sai kết quả các xét nghiệm gan, bilirubin toàn phần và bilirubin trong nước tiểu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thổ phục linh là thảo dược gì?

(36)
Tên thường gọi: thổ phục linh, sarsaparilla, smilax, smilace, sarsa, khao yenTên khoa học: Smilax aristolochiifolia Mill. (Mexican sarsaparilla), S. officinalis Kunth (Honduras ... [xem thêm]

Tylophora là thảo dược nào?

(88)
Tên thông thường: Ananthamul, Antomul, Asclepias asthmatica, Country Ipecacuanha, Cynanchum indicum, Emetic Swallowwort, Indian Ipecac, Indian Ipecacuanha, Tylophora asthmatica, Tylophora ... [xem thêm]

Dược liệu râu mèo có công dụng gì?

(63)
Tên thường gọi: Râu mèoTên khoa học: Orthorsiphon aristatus (Blume) Miq., Orthosiphon stamineus Benth.Họ: Bạc hà (Lamiaceae)Tổng quan về dược liệu Râu mèoTìm hiểu chung ... [xem thêm]

Nấm hầu thủ là thảo dược gì?

(54)
Tên thông thường: Nấm hầu thủTên khoa học: Hericium erinaceusTìm hiểu chungNấm hầu thủ dùng để làm gì?Nấm hầu thủ là một loại nấm mọc trên thân cây gỗ ... [xem thêm]

Axit Caprylic

(98)
Tên thường gọi: Octanoate, Octanoic Acid.Tên khoa học: Octanoate, Octanoic Acid.Tác dụngAxit Caprylic dùng để làm gì?Axit caprylic là axit béo chuỗi trung bình được tìm ... [xem thêm]

Xô thơm

(41)
Tên thông thường: Clary, Clary Wort, Clear Eye, Esalarea, Herbe aux Plaies, Muscatel Sage, Muskatellersalbei, Muskatellsalvia, OrvaleTên khoa học: Salvia sclareaTìm hiểu chungXô thơm ... [xem thêm]

Hoàng dương là thảo dược gì?

(41)
Tên khoa học: BuxusTìm hiểu chungHoàng dương dùng để làm gì?Người ta lấy chất hóa học từ lá hoàng dương để làm thuốc. Bản thân lá không nên dùng làm ... [xem thêm]

Mắt mèo (Đậu mèo rừng) là thảo dược gì?

(71)
Tên thông thường: cây mắt mèo, móc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc.Tên khoa học: Mucuna Pruriens.Tên tiếng Anh: Velvet bean.Tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN