Bảo vệ khả năng sinh sản ở bệnh nhi nữ mắc ung thư

(3.94) - 65 đánh giá

Người dịch: Bs.Lê Thị Mai Anh

Hiệu đính: Bs. Lê Thỵ Phương Anh

Một số phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ gái.

Sau khi được chẩn đoán ung thư, việc có con không phải là vấn đề hàng đầu trong suy nghĩ của trẻ hoặc các bậc cha mẹ. Nhưng các gia đình nên thảo luận về tác động của điều trị đối với khả năng sinh sản của trẻ với bác sĩ ung thư trước khi bắt đầu liệu pháp điều trị. Trung tâm ung thư nhi khoa cũng có thể có chuyên gia sinh sản để có thể tư vấn cho gia đình.

Khả năng sinh sản đề cập đến: một người đàn ông có khả năng làm bố và một người phụ nữ có khả năng mang thai.

Hệ thống sinh sản ở nữ

Nữ giới có hai buồng trứng và chúng nằm trong vùng chậu. Ở tuổi dậy thì, tuyến yên trong não truyền tín hiệu để buồng trứng bắt đầu sản xuất ra nhiều estrogen và progesterone. Đây là những hormone cần thiết cho hệ thống sinh dục hoạt động.

Một trẻ gái được sinh ra với tất cả số lượng trứng mà trẻ có. Mỗi tháng một lần, buồng trứng thường giải phóng ra một trứng. Nếu tinh trùng từ người nam thụ tinh với trứng, người nữ sẽ có thai.

Điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ như thế nào

Việc điều trị ung thư liên quan đến vùng chậu, cơ quan sinh dục và chức năng tuyến yên có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ. Điều đó có thể làm giảm số lượng trứng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của trứng.

Hóa trị liệu

Nhiều thuốc như các tác nhân alkyl hóa và một số loại thuốc chống ung thư khác có thể gây ra vấn đề về khả năng sinh sản.

Thuốc gây alkyl hóa Thuốc kim loại nặng
Busulfan

Carmustine (BCNU)

Chlorambucil

Cyclophosphamide (Cytoxan®)

Ifosfamide

Lomustine (CCNU)

Mechlorethamine (nitrogen mustard)

Melphalan

Procarbazine

Thiotepa

Carboplatin

Cisplatin

Tác nhân alkyl hóa không điển hình
Dacarbazine (DTIC)

Temozolomide

Xạ trị và phẫu thuật

Phương pháp xạ trị vùng chậu có thể tác động đến khả năng sinh sản vì tia xạ có thể phá hủy các cơ quan sinh dục gần đó. Việc điều trị có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và làm giảm số lượng cũng như chất lượng trứng. Trong một số trường hợp, tia xạ có thể ảnh hưởng đến tử cung và làm giảm khả năng giữ thai nhi.

Các thủ thuật ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục có thể tác động đến khả năng sinh sản.

Điều trị vùng não chứa tuyến yên cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì não bộ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone.

Hãy hành động trước khi bắt đầu điều trị

Trước khi bắt đầu điều trị, cha mẹ và bệnh nhân, nếu đủ tuổi, nên nói chuyện với đội ngũ y tế về hậu quả điều trị ung thư đối với khả năng sinh sản của con mình.

Nếu việc điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hãy xem xét những việc có thể làm được để bảo vệ khả năng sinh sản.

Tìm hiểu chi phí điều trị và liệu nó được bảo hiểm chi trả hay không.

Các thủ thuật có thể bảo tồn khả năng sinh sản

Trước tuổi dậy thì

Làm đông mô buồng trứng (bảo quản lạnh) liên quan đến việc lấy mẫu mô từ buồng trứng. Các mô được cắt thành từng lát và làm đông lạnh. Sau khi điều trị ung thư, các bác sĩ có thể làm rã đông một lát mô và cấy lại vào cơ thể. Vẫn có khả năng các mô này chứa các tế bào ung thư. Như vậy, có nguy cơ các tế bào ung thư có thể lan rộng sau khi được cấy ghép. Vì vậy điều trị này được coi như là một thử nghiệm.

Sau tuổi dậy thì

Trứng (noãn bào) đông lạnh (bảo quản lạnh)

Làm đông lạnh trứng (còn gọi là bảo quản lạnh trứng hoặc noãn bào) là một thủ thuật trong đó trứng được lấy ra khỏi buồng trứng và được làm đông lạnh. Bệnh nhi được nhận nội tiết tố để kích thích buồng trứng sản xuất trứng. Trứng được lấy ra và cất giữ. Sau đó, có thể được rã đông, thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi và đặt vào tử cung. Lựa chọn này chỉ dành cho những trẻ gái đã bắt đầu có kinh nguyệt.

Lựa chọn này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện vì khi đó việc điều trị ung thư phải trì hoãn trong vài tuần để thu hoạch trứng. Đó cũng có thể là nguy cơ cho bệnh nhi nếu khối u nhạy cảm với hormone.

Đông lạnh phôi (bảo quản lạnh)

Đông lạnh phôi (bảo quản lạnh) là một lựa chọn khác để bảo tồn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, lựa chọn này chỉ dành cho những trẻ gái đã trải qua tuổi dậy thì. Ngoài ra, nó đòi hỏi phải có người hiến tinh trùng.

Đối với lựa chọn này, trẻ gái phải trải qua thủ thuật gọi là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trẻ được nhận nội tiết tố để kích thích buồng trứng sản xuất trứng. Trứng được lấy ra. Phôi được tạo ra bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng. Chúng bị làm đông lại. Sau này, một hoặc hai phôi có thể được đặt vào tử cung, kèm theo sự hỗ trợ của thuốc hoặc không.

Giống như làm đông lạnh trứng, lựa chọn này đòi hỏi phải trì hoãn việc điều trị và liên quan đến việc sử dụng hormone.

Chuyển vị buồng trứng (cố định buồng trứng)

Lựa chọn này thường chỉ được đề nghị nếu bệnh nhi đang thực hiện một phẫu thuật nào đó vì nó khá xâm nhập. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ di chuyển buồng trứng ra khỏi khu vực được xạ trị. Mục tiêu là di chuyển buồng trứng trong khung chậu, nơi chúng vẫn có thể duy trì được chức năng nhưng không bị phơi nhiễm với tia xạ.

Trước và sau tuổi dậy thì

Che chắn buồng trứng

Khi bệnh nhi được xạ trị hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh liên quan đến tia xạ, nhân viên y tế có thể đặt một tấm bảo vệ bên ngoài cơ thể để bảo vệ buồng trứng khỏi bị tổn thương. Lá chắn này bảo vệ buồng trứng khỏi tia xạ trong khi các bộ phận khác đều nhận được.

Câu hỏi cần đặt ra trước khi bắt đầu điều trị

Khi con gái bạn còn quá nhỏ, có vẻ lạ lẫm khi thảo luận về các lựa chọn sinh sản. Nhưng nhiều nhà chăm sóc sức khỏe tin rằng thảo luận trước khi bắt đầu điều trị là tốt nhất.

Cân nhắc đặt các câu hỏi như:

  • Điều trị có thể làm tăng nguy cơ, hoặc gây ra vô sinh không?
  • Có phương pháp điều trị ung thư được khuyến cáo nào khác có thể không gây ra vấn đề về sinh sản không?
  • Những lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản mà bác sĩ sẽ tư vấn cho tôi là gì?
  • Những lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản có sẵn tại bệnh viện này không? Hay tại một trung tâm sinh sản khác?
  • Bác sĩ có thể giới thiệu một chuyên gia sinh sản (như bác sĩ nội tiết sinh sản) mà tôi có thể nói chuyện để tìm hiểu thêm không?
  • Có nên tránh thai không?
  • Cơ hội có thể có lại khả năng sinh sản của con tôi sau khi điều trị là gì?

Tài liệu tham khảo

https://together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/protecting-fertility-in-female-patients.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thỵ Phương Anh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không được chi vượt trần: Trăn trở của các bác sĩ với chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam

(24)
Bệnh lý ung thư và tử vong do ung thư đang và sẽ là gánh nặng cho hệ thống y tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Các bệnh viện chuyên khoa ung thư cũng ... [xem thêm]

Hội chứng Polyp Juvenile

(44)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Hội chứng polyp juvenile (JPS) là gì? Hội chứng polyp juvenile (JPS) là một tình trạng di ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những website hữu ích

(14)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Hiện có rất ... [xem thêm]

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị

(79)
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020 Bệnh lý thần kinh ngoại biên ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi

(81)
Biên dịch: Trương Lê Thùy Nguyên Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về chăm sóc theo dõi sau khi kết thúc điều trị ... [xem thêm]

Thanh thiếu niên: Câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khoẻ

(68)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

U sợi thần kinh týp 1

(44)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 8/2018 Được chấp thuận bởi Ban biên tập ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(59)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì? Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN