Băng Kinesio: Biện pháp giảm đau cổ hiệu quả

(3.62) - 56 đánh giá

Đau cổ là tình trạng tương đối phổ biến. Khi bạn không có hứng thú với một số phương pháp điều trị truyền thống, bạn có thể thử điều trị bằng miếng dán Kinesio.

Đau cổ là tình trạng phổ biến vì cổ của bạn dễ bị tổn thương. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật như tập thể dục, châm cứu, hoặc chườm nóng/lạnh đã được sử dụng trong nhiều năm. Ở thời điểm hiện tại, miếng dán vận động (còn gọi là băng Kinesio) xuất hiện như một phương pháp điều trị hiệu quả mới. Bài báo này sẽ tập trung vào hiệu quả của miếng dán vận động khi bị đau cổ.

Miếng dán Kinesio giúp giảm đau cổ

Ý nghĩa đằng sau điều trị này là cơ thể bạn có thể tự chữa lành khi bạn cung cấp sự hỗ trợ thích hợp.

Khi bạn bị đau cổ, bạn có thể thấy:

  • Đau thay đổi từ nhẹ đến nặng ở cổ;
  • Cứng cổ khiến bạn không thể cử động đầu bình thường;
  • Đau ở vùng cổ;
  • Đau lan đến vai, cánh tay và bàn tay;
  • Tê, ngứa ran ở vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay;
  • Khó khăn khi nâng vật, đi bộ hoặc giữ cân bằng.

Điều trị đau cổ có thể khó khăn bởi vì bạn phải di chuyển cổ thường xuyên. Vì vậy, bạn có thể cần một phương pháp điều trị được sử dụng liên tục trong suốt cả ngày mà không hạn chế vận động. Cổ của bạn thậm chí có thể di chuyển tốt hơn với điều trị này.

Miếng dán vận động Kinesio có thể được áp dụng cho vùng cổ vai. Có một số loại được thiết kế đặc biệt cho cổ. Băng có thể làm giảm co thắt cơ ở cổ, giúp cổ thư giãn. Giảm co thắt cơ là chìa khóa để điều trị chứng đau cổ.

Làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng băng Kinesio?

Mặc dù miếng dán vận động rất dễ sử dụng, bạn có thể không biết đúng vị trí để áp dụng băng keo hoặc bạn không thể tự dán băng. Trong những trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà trị liệu có kinh nghiệm. Họ có thể giúp bạn dán đúng hướng, đúng vùng trong cơ thể.

Băng có thể được giữ trên da bạn từ 2 đến 5 ngày cho đến khi nó bắt đầu bong. Bạn không phải loại bỏ nó khi bạn tắm hoặc đi bơi. Nếu băng bị ướt, bạn có thể làm khô bằng khăn khô. Thời gian băng dính trên da phụ thuộc vào quyết định của nhà trị liệu vì thời gian có thể ảnh hưởng đến kết quả. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị.

Ngăn ngừa đau cổ

Điều trị chứng đau cổ có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Đôi khi, điều trị không thể làm giảm đau hoàn toàn. Bạn có thể ngăn chặn nó bằng cách thực hiện một số bước đơn giản sau:

  • Sửa đổi tư thế: tư thế tốt khi ngồi và đứng. Giữ vai của bạn theo đường thẳng, lưng, cổ và đầu của bạn thẳng với mắt nhìn thẳng. Tư thế xấu có thể góp phần làm đau cổ. Bạn không nên nhìn xuống điện thoại cả ngày, hãy đứng dậy và tập vận động;
  • Thường xuyên nghỉ ngơi: bạn có thể thực hiện một số bài tập nhỏ sau một thời gian dài đi bộ, đứng, hoặc ngồi;
  • Bỏ thuốc lá: hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị đau cổ;
  • Giấc ngủ ngon: tư thế ngủ kém có thể dẫn đến đau cổ và cổ cứng. Bạn nên kê một chiếc gối nhỏ dưới cổ.

Đau cổ là tình trạng phổ biến có thể xảy ra nhiều lần trong đời. Đau cổ có thể được ngăn ngừa bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống của bạn. Nếu bạn không thể tránh được đau cổ, hãy đến gặp các bác sĩ cơ xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được khám và điều trị. Khi bạn không còn hứng thú với các phương pháp điều trị cũ, băng dán Kinesio có thể là lựa chọn mới bạn nên thử.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nghiện tập gym: HẠI nhiều hơn LỢI

(31)
Ai cũng biết việc tập thể thao điều độ và thường xuyên rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người có khả năng mắc phải chứng nghiện luyện tập thể ... [xem thêm]

Từ khi nào con sẽ không tin rằng ông già Noel là có thật nữa?

(29)
Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà trẻ có nhiều sự thay đổi lớn, có thể ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tâm lý sau này. Việc quan tâm ... [xem thêm]

6 dấu hiệu của bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

(68)
Bệnh bạch cầu còn gọi là bệnh ung thư máu và phát triển trong tủy xương ở cơ thể người. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết thêm về bệnh bạch cầu và ... [xem thêm]

Đi bộ, cách vận động tốt nhất cho người cao huyết áp

(48)
Đi bộ rất cần thiết cho sức khỏe của người cao huyết áp. Nếu có điều kiện, bạn nên mua 1 cái máy đếm bước và mang nó trong người cả ngày để đếm ... [xem thêm]

8 cách đơn giản điều trị lẹo mắt tại nhà

(79)
Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bã nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đầy hơi khi mang thai?

(22)
Bà bầu bị đầy chơi chướng bụng khi mang thai là triệu chứng mang thai phổ biến. Bạn hãy thử vận động nhẹ, ăn nhiều chất xơ để trị đầy bụng.Bà bầu ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu và em bé

(83)
Ngày nay, càng nhiều mẹ bầu lựa chọn gây tê ngoài màng cứng như một phương pháp giảm đau khi chuyển dạ. Phương pháp này đem lại hiệu quả giảm đau đáng ... [xem thêm]

Thức khuya gây béo phì: Làm sao để bạn ngủ sớm hơn?

(30)
Tác hại của thói quen thức khuya không chỉ khiến bạn gặp nhiều rủi ro về sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì. Vậy làm sao để bạn ngăn ngừa tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN