Bạn thật sự đã hiểu rõ về triệu chứng nghiện?

(4.19) - 92 đánh giá

Khi nghe đến từ nghiện, hầu như mọi người đều nghĩ rằng đó là sự phụ thuộc vào một chất nào đó như thuốc hoặc rượu. Nhưng sự thật đó không phải là thứ duy nhất gây nghiện cho con người. Trong thực tế, nếu bạn thay thế từ “hành vi” cho từ “chất” thì bạn sẽ có những định nghĩa mới về nghiện, trong đó có một số hành vi gây nghiện làm bạn ngạc nhiên, ví dụ như nghiện quan hệ tình dục, nghiện mua sắm, nghiện Internet… Điều gì khiến con người bị nghiện những thứ này và làm sao để kiểm soát chứng nghiện?

Những yếu tố gây nghiện

Gien di truyền từ thành viên trong gia đình

Sự kế thừa các chứng nghiện từ các thành viên trong gia đình là yếu tố chính gây ra việc nghiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng, một nửa yếu tố nguy cơ gây nghiện rượu, thuốc lá và một số loại thuốc khác là do di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người nghiện thì khả năng là bạn cũng sẽ bị nghiện giống họ.

Môi trường

Yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ bị nghiện. Nếu bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với những chất hoặc hành vi gây nghiện thì bạn rất dễ bị nghiện chúng. Nếu bạn muốn cai nghiện thì bạn cần tránh xa môi trường có những yếu tố gây nghiện, bao gồm những hoạt động, những người liên quan tới chất hoặc hành vi gây nghiện. Ví dụ như nếu bạn muốn cai rượu, bạn hãy tránh xa những người thường xuyên uống rượu với bạn.

Tiền sử bệnh

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ gây nghiện. Ví dụ như nếu bạn thường dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật thì bạn có thể có nguy cơ bị nghiện thuốc. Việc chấn thương hoặc bị bệnh sẽ làm thay đổi lối sống của bạn, khiến bạn có xu hướng dùng thuốc hoặc rượu để đối mặt với bệnh tật. Bác sĩ có thể chỉ cách để bạn đối mặt với những thay đổi về sức khỏe và lối sống.

Tuổi tác

Một yếu tố nguy cơ khác là độ tuổi mà bạn bắt đầu có hành vi gây nghiện. Hành vi gây nghiện có thể tác động vào sự phát triển trí não của bạn khi bạn còn trẻ, làm cho bạn dễ bị rối loạn tâm thần khi bạn lớn tuổi và cơn nghiện sẽ phát triển.

Loại thuốc bạn đang sử dụng

Một số loại thuốc như cocain, heroin và methamphetamine có khả năng gây nghiện cao hơn rượu hoặc bồ đà. Nếu bạn sử dụng cocain hoặc heroin thì triệu chứng cai nghiện sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn. Nó sẽ khiến bạn dùng chúng thường xuyên với liều cao hơn hoặc sử dụng một số thuốc khác để giảm triệu chứng cai nghiện.

Cách bạn sử dụng các chất gây nghiện

Một số loại thuốc nhất định có thể gây nghiện dễ dàng và cách bạn sử dụng thuốc cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cho việc bạn bị nghiện. Thuốc dạng hít hoặc tiêm có khả năng gây nghiện cao hơn thuốc uống. Khi bạn hít hoặc tiêm thuốc, thuốc sẽ đi thẳng vào máu và não thay vì đến gan mà một số cơ quan khác để được lọc như thuốc uống.

Bạn nên làm gì để cai nghiện?

Nếu bạn có nhiều nguy cơ bị nghiện, bạn nên nói cho bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu về cơn nghiện, những yếu tố nguy cơ làm phát triển cơn nghiện và cách để tránh bị nghiện. Họ có thể khuyên bạn nên kiêng cữ và đề nghị bạn không nên uống rượu, sử dụng thuốc hoặc từ bỏ hành vi gây nghiện. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc hoặc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các chứng nghiện đều có thể được điều trị vật lý, nhưng bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu đối với tình trạng nghiện của bạn. Nó sẽ giúp bạn cai nghiện và trở lại cuộc sống khỏe mạnh, bình thường.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Vì sao bạn nghiện thuốc lá?
  • Nicotine gây nghiện mạnh đến mức nào?
  • Bệnh nghiện tình dục: hiểu để tìm cách chữa

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 thực phẩm giúp bạn tăng “hormone vui vẻ” serotonin

(15)
Nhờ tác dụng cải thiện tâm trạng, serotonin có thể được xem là một loại “hormone vui vẻ” giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Bạn có biết loại thực phẩm ... [xem thêm]

Chống lão hóa da bằng các phương pháp thẩm mỹ hiệu quả

(12)
Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể và không có phương pháp nào có thể ngăn chặn quá trình này. Tuy nhiên, một số phương pháp có thể làm chậm ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cà tím: 7 lý do để ăn, 4 lý do để tránh

(24)
Bà bầu ăn cà tím có được không, có nên không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nếu ăn số lượng vừa phải, cà tím sẽ là loại thực phẩm tốt cho bạn. ... [xem thêm]

Axit nucleic trong liệu pháp trẻ hóa da Sake Seishi

(64)
Một trong những thành phần xuất hiện trong liệu pháp trẻ hóa da Sake Seishi là axit nucleic. Axit này là gì và làm thế nào nó có thể giúp cải thiện tình trạng da ... [xem thêm]

Giặt tã cho bé: không dễ như bạn nghĩ!

(35)
Việc dùng tã vải sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí cho cả nhà, nhưng khi đến công đoạn giặt tã, các ông bố, bà mẹ lại gặp phải khó khăn để xử lý ... [xem thêm]

Thói quen ăn uống cho trẻ 1 tuổi thế nào là tốt?

(78)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận nếu con bạn có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng

(78)
Tìm hiểu chungSuy dinh dưỡng là bệnh gì?Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh?

(43)
Dinh dưỡng trong thai kỳ là chủ đề luôn được quan tâm, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN