Bạn sẽ làm gì nếu người thân phải cấy ghép thận?

(3.8) - 32 đánh giá

Dù vẫn còn tồn tại rủi ro, lợi ích mà cấy ghép thận mang lại cho bạn cũng như người thân vẫn đáng kể hơn so với chạy thận nhân tạo.

Khi phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe nào đó, bạn đến gặp bác sĩ với hy vọng tìm ra giải pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng đơn giản như mong đợi.

Thận là bộ phận quan trọng không thể thiếu vì chúng loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể chúng ta. Mỗi ngày cơ quan bài tiết này lọc đến 170l máu. Vì vậy, một khi nó ngừng hoạt động, các vấn đề sẽ lần lượt phát sinh, điển hình nhất là cao huyết áp và suy thận, do chất thải cũng như chất lỏng tích tụ trong cơ thể.

Một số người mắc bệnh thận mãn tính có hai phương án lựa chọn để điều trị:

  • Thực hiện phẫu thuật cấy ghép thận để thay thế cơ quan bị hư bằng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng
  • Lọc máu (chạy thận nhân tạo): máu có thể được lọc bằng máy hoặc lọc trực tiếp trong bụng với sự trợ giúp của một ống đặc biệt chuyên dụng

Đối với đa số trường hợp, bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh chấp thuận phương pháp phẫu thuật cấy ghép thay vì chạy thận nhân tạo.

Vì sao bác sĩ khuyến nghị cấy ghép thận?

Nhiều người không hiểu nguyên nhân vì sao bác sĩ lại chọn phương pháp này ngay từ đầu. Thực tế, lý do rất đơn giản: những người được cấy ghép thận thường sống lâu hơn những người áp dụng biện pháp lọc máu. Ví dụ như, một người trưởng thành 30 tuổi áp dụng biện pháp chạy thận nhân tạo chỉ có thể sống thêm 15 năm nữa. Tuy nhiên, nếu thực hiện phẫu thuật cấy ghép thận, họ có thể sống thêm 30–40 năm.

Ngoài việc tuổi thọ được kéo dài hơn, những người nhận ghép tạng thường có xu hướng:

  • Có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Họ không phải dành thời gian cho việc lọc máu mỗi tuần và có nhiều khả năng trở lại làm việc sau phẫu thuật ghép tạng như lúc trước
  • Chế độ ăn uống ít bị hạn chế hơn
  • Ít gặp vấn đề sức khỏe lâu dài hơn
  • Cảm thấy có sức sống hơn

Ngoài ra, lọc máu còn có thể gây ra nhiều vấn đề như thiếu máu (số lượng hồng cầu giảm rõ rệt) hay bệnh tim mạch.

Vì sao hiện tại vẫn còn nhiều người áp dụng biện pháp lọc máu?

Chủ yếu là vì số lượng người cần ghép tạng nhiều hơn số người hiến. Nhiều người chọn lọc máu vì họ cảm thấy cần thiết hoặc bệnh trạng không cho họ thời gian. Họ không có lựa chọn nào khác khi danh sách chờ ghép tạng quá dài. Đối với họ, chạy thận nhân tạo không khác gì một chiếc phao cứu sinh vào lúc này.

Những người nào không phù hợp để cấy ghép thận?

Hầu hết mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, đều có thể được cấy ghép thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện sức khỏe của phương pháp này. Nếu người thân của bạn rơi vào bất kỳ tình trạng nào dưới đây, họ chắc chắn không thể thực hiện phẫu thuật cấy ghép thận:

  • Bị ung thư (kể cả đang điều trị hay đã điều trị thành công)
  • Tuổi thọ không còn dài
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim
  • Béo phì

Một số vấn đề sau đây cũng có khả năng ngăn cản người bệnh thực hiện cấy ghép thận:

  • Sa sút trí tuệ
  • Lạm dụng ma túy hoặc rượu
  • Hay quên uống thuốc
  • Vấn đề tâm thần nghiêm trọng

Ngay cả khi người thân của bạn đã lớn tuổi hoặc đang phải đối mặt với những bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, bác sĩ vẫn có thể giúp bạn tìm hiểu xem liệu cấy ghép thận có phải là biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, một số người có khả năng thực hiện cấy ghép nội tạng bằng cách cải thiện sức khỏe của mình, chẳng hạn như giảm cân hoặc bỏ hút thuốc.

Những rủi ro của phẫu thuật cấy ghép thận

Tương tự như những phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cấy ghép thận cũng có những rủi ro riêng, phổ biến nhất là:

Thải ghép thận

Một số trường hợp cơ thể người nhận tạng sẽ đào thải cơ quan được ghép vào. Người thân của bạn sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại để ngăn chặn tình trạng này. Ngày nay, với nền y học tiến bộ, các loại thuốc mới đã làm giảm đáng kể tỷ lệ thải ghép.

Tác dụng phụ của thuốc

Tương tự như bất kỳ loại thuốc nào, các loại thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Vì cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch, nên lúc này bạn rất dễ bị nhiễm trùng, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng cao. Một số tác dụng phụ khác bao gồm gây nổi mụn trứng cá, các bệnh liên quan đến xương khớp và cao huyết áp.

Phẫu thuật

Bất kỳ ca phẫu thuật nào, bao gồm cả cấy ghép thận, cũng đều có rủi ro, chẳng hạn như xuất huyết hay nhiễm trùng.

Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro trên, cấy ghép thận vẫn giúp người bệnh có cuộc sống lâu dài hơn cũng như chất lượng sống cao hơn so với phương pháp lọc máu. Phần đông người ghép tạng xuất viện sau 3–4 ngày kể từ lúc cấy ghép thận và không gặp vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng với phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn và uống nước ép lựu trong thai kỳ có an toàn không?

(88)
Nếu bạn muốn biết liệu ăn và uống nước ép lựu trong thời kỳ mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như ... [xem thêm]

Những điều nên và không nên làm khi dùng nước súc miệng

(55)
Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước súc miệng, bạn nên biết một số mẹo nhỏ nên và không nên làm trong khi dùng loại sản phẩm này.Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Vết bớt và các vấn đề da không đều màu

(53)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

7 lý do khiến phụ nữ không muốn quan hệ tình dục

(26)
“Chuyện chăn gối” không phải lúc nào cũng thuận lợi, thăng hoa như bạn hằng mong muốn và đôi khi bạn chợt nhận ra rằng đã rất lâu mình không còn hứng ... [xem thêm]

Bệnh dại lây qua đường nào?

(95)
Bệnh dại đang là nỗi sợ to lớn trên toàn cầu, là mối đe dọa tiềm ẩn ngay trong nhà bạn khi bạn thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi. Nếu biết được ... [xem thêm]

Những loại thuốc trị thâm mụn hiệu quả

(84)
Thâm mụn là nỗi ám ảnh của hầu hết các cô gái. Không giống như điều trị mụn, việc điều trị các vết thâm mụn thường rất khó khăn và tốn nhiều ... [xem thêm]

Chứng sợ độ cao

(51)
Tìm hiểu chungChứng sợ độ cao là tình trạng gì?Chứng sợ độ cao là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. ... [xem thêm]

Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ bị tiểu đường

(62)
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN