Những điều nên và không nên làm khi dùng nước súc miệng

(4.03) - 55 đánh giá

Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước súc miệng, bạn nên biết một số mẹo nhỏ nên và không nên làm trong khi dùng loại sản phẩm này.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để hơi thở thơm mát thì bạn có rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn răng và nướu khỏe mạnh, hãy dùng nước súc miệng để chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nước súc miệng có thể làm giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu, giảm hình thành cao răng, mảng bám và rất có hiệu quả trong việc làm trắng răng.

Nước súc miệng là gì?

Mark Wolff – một bác sĩ nha khoa, đồng thời là chủ nhiệm khoa răng miệng tại Đại học Nha khoa New York nói rằng: “Hiện nay, nước súc miệng không chỉ có tác dụng như một dung dịch giúp khử mùi, mang lại hơi thở thơm mát mà còn giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu, sâu răng, vôi răng và mảng bám. Đồng thời, nước súc miệng còn có tác dụng cải thiện tình trạng răng ố vàng và làm trắng răng”.

Bạn có nên dùng nước súc miệng hay không?

Nước súc miệng không phải là sản phẩm có thể thay thế cho bàn chải và chỉ nha khoa. Việc sử dụng kết hợp các sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ răng miệng khỏi nguy cơ bị sâu răng và mắc bệnh nướu răng. Cụ thể hơn, dung dịch súc miệng chứa fluor có thể giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng.

Bên cạnh đó, nước súc miệng còn góp phần trong chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày (cùng bàn chải và chỉ nha khoa), đồng thời giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mà bạn đang đối mặt. Hãy lưu ý rằng, chỉ với việc súc miệng trong vòng 2 phút bằng loại nước súc làm trắng răng, bạn sẽ không thể có hàm răng trắng sáng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn tập thói quen chải răng đều đặn mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, đồng thời súc miệng để diệt khuẩn, bạn sẽ dần sở hữu nụ cười trắng sáng.

Tuy nhiên, sản phẩm này không có tác dụng chữa trị các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Chẳng hạn như nếu bạn thường xuyên bị chảy máu nướu răng hoặc hơi thở có mùi khó chịu, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp nha sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng một loại nước súc miệng có nồng độ mạnh hơn các loại có bán sẵn trong siêu thị và nhà thuốc.

Ưu và nhược điểm của nước súc miệng

4 ưu điểm nổi bật

1. Làm giảm sâu răng

Điều này hoàn toàn đúng. Súc miệng với dung dịch có chứa fluor có thể giúp giảm sâu răng. Có vô số các nghiên cứu về lợi ích của fluor trong việc ngăn chặn quá trình hủy khoáng và hạn chế tốc độ tiến triển của sâu răng.

2. Phòng bệnh viêm nướu

Bệnh nha chu (như viêm nướu) có thể xảy ra vì các mảng bám vi khuẩn và thức ăn lưu lại trên răng và nướu. Dung dịch súc miệng kháng khuẩn như loại chứa cồn hoặc chlorhexidine có thể giúp ngăn ngừa bệnh nha chu.

3. Làm giảm nhiệt miệng

Nước súc miệng có thể giảm bớt cơn đau của nhiệt miệng bằng cách giải độc các khu vực bị bệnh – giảm số lượng vi khuẩn có thể gây kích thích chỗ vết lở. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản bằng một chai nước muối. Nước muối có thể được thực hiện tại nhà với nước ấm và muối.

4. Bảo vệ bạn khi mang thai

Bệnh nha chu thực sự là một yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng sinh non, trẻ sơ sinh có cân nặng thấp – các vi khuẩn từ bệnh nhiễm trùng nướu có thể hòa vào máu phụ nữ mang thai và làm tăng các dấu hiệu viêm nhiễm, do đó có thể kích thích các cơn co thắt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ tương lai sử dụng nước súc miệng trong suốt thai kỳ của họ ít có khả năng chuyển dạ sớm.

3 nhược điểm cần biết

1. Kích thích nhiệt miệng

Nếu nồng độ cồn trong nước súc miệng quá cao, nó thực sự có thể sẽ gây kích thích bệnh nhiệt miệng hơn là chữa lành nó.

2. Hôi miệng

Nước súc miệng có thể giúp hơi thở thơm mát nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Nếu bạn vệ sinh răng miệng kém và không đánh răng một cách hiệu quả, không có nước súc miệng nào có thể che dấu sự ảnh hưởng của vấn đề sức khỏe. Việc chỉ súc miệng mà không đánh răng sẽ tương đương với việc không tắm và chỉ sử dụng dầu thơm để che giấu mùi hôi cơ thể.

3. Dẫn đến ung thư miệng

Cuộc tranh luận về việc liệu nước súc miệng chứa cồn có liên quan đến bệnh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Món ngon ngày Tết nhưng dễ làm trẻ bị hóc, nghẹn

(44)
Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. ... [xem thêm]

Lấy lại trí nhớ sau cơn đột quỵ

(52)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

Mụn do rối loạn nội tiết tố: Đặc điểm và cách điều trị

(45)
Mụn do rối loạn nội tiết tố khiến bạn phải đau đầu cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc bên ngoài? Muốn diệt tận gốc loại ... [xem thêm]

Viêm amidan có lây không?

(73)
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không ... [xem thêm]

Bị thủy đậu kiêng ăn gì? Đó là 8 thực phẩm bạn cần tránh xa

(57)
“Bị thủy đậu kiêng ăn gì?” là câu hỏi của nhiều bà mẹ nếu chẳng may con yêu mắc bệnh này. Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng các loại thuốc ... [xem thêm]

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về siêu âm tim thai

(10)
Siêu âm tim thai là một kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh cho phép bác sĩ đánh giá được cấu trúc và chức năng tuần hoàn của em bé đang phát triển trong bụng ... [xem thêm]

11 mẹo hay để con kể về trường học với bố mẹ

(57)
Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN