Bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần

(4.28) - 45 đánh giá

Hầu hết các nha sĩ đồng ý rằng bạn nên thay bàn chải mỗi 3 tháng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau 3 tháng sử dụng bình thường, các bàn chải sẽ giảm hiệu quả rất nhiều trong việc loại trừ mảng bám so với bàn chải mới. Các lông bàn chải bị gãy và giảm hiệu quả tiếp cận đến những vùng khó chạm đến xung quanh răng.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhiều hơn về lý do bạn nên thay bàn chải qua bài viết dưới đây nhé.

Lông bàn chải bị mòn

Theo Hiệp hội về sức khỏe răng miệng ở Pháp thì tốt hơn hết là chúng ta hãy thay bàn chải đánh răng trước khi lông bàn chải bị sờn hay loe ra 2 bên. Khi lông bàn chải mòn, chúng sẽ khó len vào kẽ răng để lấy mảng bám ra ngoài nên làm cho việc chải răng kém hiệu quả hơn, theo bác sĩ nha khoa Jonathan Abenaim, Đại học New York.

Bàn chải để lâu sẽ chứa vi khuẩn

Khi đã dùng được một thời gian, không những phần lớn bàn chải sẽ giảm tính hiệu quả mà chúng còn là một ổ chứa vi khuẩn và trở thành một nguồn lớn những bệnh lây nhiễm như viêm lợi. Một nghiên cứu từ Đại học Manchester ở nước Anh cho biết trung bình một chiếc bàn chải đánh răng chứa ít nhất là 10 triệu vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn E. coli và Staph.

Khi người khác sử dụng bàn chải của bạn

Ngay sau khi bàn chải của bạn tiếp xúc vào bàn chải của ai đó hoặc người khác dùng bàn chải của bạn thì có nghĩa là bạn đang trao đổi hàng tá vi khuẩn với người kia. Nếu người đó mắc các bệnh về răng mệnh thì cũng đồng nghĩa với việc bạn rất dễ lây các loại bệnh đó thông qua bàn chải đánh răng.

Khi bạn làm rơi bàn chải

Khi vô tình làm rơi bàn chải xuống sàn nhà vệ sinh, bạn nên thay bàn chải ngay. Sàn nhà vệ sinh nói riêng và khu vực nhà tắm nói chung là nơi có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì thế bạn nên vứt ngay bàn chải ấy và thay thế một cái mới nhé.

Bạn nên bảo quản bàn chải như thế nào?

Để bảo quản bàn chải và giữ gìn sức khỏe, bạn nên giữ bàn chải khô ráo sau những lần sử dụng. Trong quá trình bảo quản, bạn nên bảo quản ở nơi thật khô thoáng.

Bàn chải có thể là nơi phát sinh những mầm bệnh, nấm và vi khuẩn mà sau một khoảng thời gian sẽ tăng sinh đến một mức đáng kể. Sau khi sử dụng bàn chải, bạn nên lắc mạnh dưới vòi nước chảy và bảo quản thẳng đứng để nó được thoáng gió.

Tìm hiểu thêm: Cách giữ vệ sinh bàn chải đánh răng

Để chăm sóc răng miệng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa và điều quan trọng là bạn cần chú ý đến những vật dụng quen thuộc hằng ngày như bàn chải. Hãy tập thói quen bảo quản tốt và thay bàn chải đánh răng để răng miệng luôn trắng sáng và sạch khuẩn bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

(97)
Trầm cảm là một căn bệnh dai dẳng và rất đáng sợ. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và kiên trì từ người bệnh. Sử dụng các ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tim và những bệnh tim mạch?

(33)
Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau ... [xem thêm]

Vì sao lại có da đẹp – da xấu?

(79)
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất bao phủ gần như toàn bộ cơ thể. Nhìn vào làn da của bạn, mọi người có thể dễ dàng đoán được liệu bạn có đang ... [xem thêm]

Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)

(53)
Khi bạn bị viêm hay nhiễm trùng amidan, bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan cho bạn. Hiện đây vẫn là cách điều trị được nhiều người tin tưởng, song các bác ... [xem thêm]

Mẹ nên bổ sung men vi sinh (probiotic) để hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh

(51)
Probiotic hay men vi sinh là những vi khuẩn nấm men mang những lợi ích tích cực cho hệ tiêu hóa khi chúng được đưa vào cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. ... [xem thêm]

14 công dụng của sen giúp bạn vừa đẹp da lại khỏe người

(41)
Công dụng của sen không chỉ đơn giản là một món chè giải khát trong những ngày hè nóng bức mà còn là một liệu pháp điều trị tự nhiên cho các chứng mất ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để tăng kích thước vòng 3?

(30)
Để tăng kích thước vòng 3, bạn tập luyện thôi chưa đủ mà còn cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm phù hợp.Là phụ nữ, ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

(97)
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN