Đi tiểu nhiều hay són tiểu khi mang thai có nguy hiểm?

(4.35) - 79 đánh giá

Trong 9 tháng thai kì, hệ tiết niệu của bạn sẽ trải qua một số thay đổi lớn. Khi mang thai, những hormone kích thích thận của bạn nở ra và tạo thêm nhiều nước tiểu, giúp cơ thể loại bỏ chất thải nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trong thai kì, các mẹ có thể đi tiểu không tự chủ ở nhiều mức độ. Đôi khi nó chỉ thoáng qua và không thường xuyên, nhưng với một số bà mẹ thì đó lại là một vấn đề thực sự khiến họ phải tìm cách chữa trị.

Mối quan hệ của thai kì và sự bài tiết

Ở ba tháng đầu của thai kì, đối với nhiều phụ nữ, đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Những thay đổi hormone trong cơ thể làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu khiến tử cung của bạn mở rộng và ép lên bàng quang. Ngay cả khi thai nhi còn rất nhỏ cũng khiến cho mẹ bầu cần đi tiểu thường xuyên hơn. Bạn không cần quá ngạc nhiên nếu có sự thay đổi này trong thai kỳ. Cơ thể bạn cần có sự thay đổi khi tồn tại một đứa bé từ 3- 4.5 kg.

Ba tháng tiếp theo, những triệu chứng của thời kỳ đầu sẽ giảm nhẹ bởi lúc này tử cung lớn thêm và lên cao hơn ở vùng bụng, tránh xa bàng quang của bạn, vì vậy bạn sẽ đi tiểu ít hơn.

Trong tháng cuối cùng của thai kì, đứa trẻ sẽ xuống thấp hơn trong khung chậu của bạn để chuẩn bị cho sự chuyển dạ và việc này gây tăng áp lực lên cho bàng quang. Do đó, các mẹ sẽ bắt đầu có cảm giác phải đi tiểu nhiều trở lại, thậm chí khiến bạn phải thức dậy vài lần trong đêm. Nếu việc này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn quá nhiều, hãy thử cắt giảm các loại nước uống sau 4 giờ chiều (nhưng phải chắc chắn là bạn uống đủ 6 đến 8 ly nước một ngày trước đó). Đồng thời, mẹ nên tránh các loại trà, cà phê, coca và các loại thức uống chứa kích thích khác vì chúng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu trong và sau thai kỳ

Bên cạnh những thay đổi từ bên trong cơ thể khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng són tiểu vì tăng áp lực trong bụng. Điều này gây áp lực lên bàng quang, cơ vòng bàng quang không thực hiện tốt chức năng của nó và gây ra hiện tượng són tiểu. Bàng quang hoạt động quá mức là sự co thắt không kiểm soát của bàng quang. Những phụ nữ gặp phải hiện tượng này cần đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Thêm vào đó, những cơ quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống) có thể bị ảnh hưởng. Những cơ này giúp ngăn chặn nước tiểu chảy ra nhưng nó có thể bị mở ra nếu bàng quang có một lực co thắt đủ mạnh. Cơ vòng bàng quang là một van nằm ở đáy bàng quang giúp kiểm soát dòng nước tiểu. Trong thai kỳ, tử cung giãn nở gây tăng áp lực lên bàng quang. Cơ vòng bàng quang và cơ đáy chậu có thể bị quá tải bởi áp lực trên bàng quang. Nước tiểu có thể rò ra ngoài bàng quang khi có một áp lực cộng hưởng thêm vào như khi sản phụ ho hoặc hắt hơi. Sau thai kỳ, những vấn đề về tiểu không tự chủ có thể vẫn tiếp tục bởi vì sinh nở làm yếu cơ đáy chậu, gây nên tình trạng bàng quang tăng hoạt động. Sự co giãn của bàng quang trong thời gian thai kỳ và sinh con làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh chi phối cho bàng quang. Niệu đạo và bàng quang không cố định một chỗ trong thai kỳ.

Chữa trị són tiểu trong thai kỳ như thế nào?

Một số phương pháp giúp mẹ bầu điều trị són tiểu trong thai kỳ như điều chỉnh hành vi, hẹn giờ đi tiểu và luyện bàng quang có thể hữu ích. Các mẹ nên ưu tiên thử phương pháp này trước tại nhà. Những thay đổi trong thói quen hàng ngày này không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Để tập hẹn giờ đi tiểu, bạn có thể sử dụng một biểu đồ hoặc nhật kí để ghi lại khi bạn đi tiểu và khi bạn bị rỉ nước tiểu.

Đối với việc huấn luyện bàng quang, bạn làm giãn khoảng thời gian vào nhà vệ sinh bằng cách chờ lâu một chút trước khi đi. Ví dụ như để bắt đầu, bạn có thể đặt kế hoạch đi vệ sinh 1 lần mỗi giờ. Sau đó bạn thay đổi thời gian biểu đi vệ sinh lên thành mỗi 90 phút. Cuối cùng là lên mỗi 2 giờ đồng hồ và tiếp tục kéo dãn nó ra đến khi bạn đạt được mốc từ 3 đến 4 giờ. Một biện pháp khác bạn có thể áp dụng là cố gắng nhịn 15 phút khi có cảm giác muốn đi tiểu lần đầu. Thực hiện điều này trong 2 tuần và sau đó tăng dần thời gian lên 30 phút và cứ tiếp tục như vậy.

Khi bạn bước vào thế giới của những mẹ bầu, nhiều thay đổi trong cơ thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng về những thay đổi này. Nếu gặp phải hiện tượng tiểu không tự chủ, bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát co cơ bàng quang cũng như làm mạnh thêm cho cơ niệu đạo. Một số thuốc khác cũng có tác dụng làm dịu bàng quang hoạt động quá mức. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác về tình trạng sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • 8 cách hạn chế són tiểu cho mẹ bầu
  • Vì sao ho bị són tiểu?
  • Mùi sơn có độc hại cho mẹ bầu hay không?
  • Nỗi khổ của mẹ bầu lúc ngủ: bị chuột rút

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Mẹo trò chuyện để “chuyện ấy” ngày càng thăng hoa

(76)
Giao tiếp khi quan hệ tình dục thường là một trong những thách thức lớn trong quan hệ của hai bạn. Và sự thật là không phải ai cũng có thể dễ dàng thể ... [xem thêm]

Các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

(40)
Mổ đục thủy tinh thể là một trong những ca phẫu thuật an toàn nhất. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể vẫn có nguy cơ xảy ra, đặc biệt là ... [xem thêm]

Hãy loại bỏ những cơn ác mộng đáng ghét hàng đêm bằng bí quyết sau

(75)
Bạn có bao giờ tỉnh dậy với khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi do sợ hãi vì mơ thấy một cơn ác mộng kinh hoàng? Hãy cùng tìm hiểu ác mộng là gì và cách giải ... [xem thêm]

7 điều bố mẹ chưa biết về việc nuôi dạy cặp song sinh

(24)
Bạn đang tìm cách mang thai đôi vì mong muốn chỉ một lần mang thai nhưng sinh được hai bé? Vậy hãy tham khảo tần tần tật các bí quyết giúp mang thai đôi hoặc ... [xem thêm]

Cách điều trị bệnh khó đọc ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành

(93)
Bệnh khó đọc là một triệu chứng rối loạn ngôn ngữ không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả ở người trưởng thành. Cùng tham khảo cách điều trị căn bệnh khó ... [xem thêm]

Triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối: “Thông điệp” từ tử thần

(39)
Sự hiện diện của những triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối báo hiệu cơ quan này đã bị tổn thương nghiêm trọng, không còn khả năng đảm nhiệm các nhiệm ... [xem thêm]

5 món ăn vặt ngày Tết bạn có thể đãi khách mà không ngán

(78)
Bạn thường mang ra đãi khách bánh, kẹo và mứt nhưng các món này lại quá ngọt và dễ ngán. Tại sao bạn không thử làm các món ăn vặt ngày Tết lạ miệng và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN