Mẹ nên làm gì khi vú bị căng sữa?

(4.23) - 95 đánh giá

Ngực bạn sẽ lớn dần trong suốt chín tháng thai kỳ và cả tuần đầu tiên sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy đau đến mức việc mặc áo ngực cũng trở nên vô cùng khó khăn. Tệ hơn nữa là bạn bắt đầu có sữa và phải cho con bú, tình trạng căng sữa xuất hiện. Căng sữa sẽ khiến việc cho con bú trở nên vô cùng khó khăn vì hai lý do sau: thứ nhất bạn vô cùng khó chịu bởi cơn đau âm ỉ kéo dài ở bầu vú, thứ hai khi ngực bạn bị cứng và sưng lên, núm vú sẽ trở nên phẳng và khiến cho việc bé bám vào bạn để bú sữa trở nên khó khăn hơn.

Vậy mẹ bị căng sữa đau quá thì phải làm thế nào? Hãy để Chúng tôi gợi ý cho bạn những mẹo hay giúp mẹ sau sinh cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

Khi nào bạn bị căng sữa?

Hiện tượng vú bị căng tức sữa thường xảy ra ở những bà mẹ mang thai lần đầu. Một số bà mẹ may mắn hơn (thường là những bà mẹ đã sinh tới bé thứ hai hoặc ba) sẽ có sữa mà không bị như vậy, nhất là khi họ cho con bú đều đặn ngay từ đầu.

Tình trạng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau khi sinh. Căng sữa sẽ xảy ra một cách bất ngờ và khiến bạn hốt hoảng. Hãy an tâm bởi đây là một điều hết sức bình thường: cơn đau và sự căng phồng xảy ra là do máu dồn để đảm bảo các tuyến sữa sẽ hoạt động hết công suất. Một tin vui là vú bạn sẽ chỉ bị căng tạm thời và sẽ từ từ xẹp lại khi bé và bạn đã quen với việc bú sữa mẹ. Hầu hết thì việc vú bị đau và sưng chỉ xảy ra trong vòng 24-48 giờ. Nhưng cũng có những bà mẹ phải chịu đựng cả tuần thì hiện tượng này mới chấm dứt.

Những biện pháp giúp bạn giảm cảm giác khó chịu khi bị căng sữa

Bạn vẫn có thể cho con bú trong thời gian bị căng sữa. Cho tới lúc thoát khỏi hiện tượng này, hãy thử tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:

1. Chườm ấm

Tác dụng nhiệt trong thời gian ngắn để giúp làm mềm núm vú và để sữa chảy ra ngay khi bắt đầu cho bé bú. Để làm điều này, bạn hãy nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đặt nó lên quầng vú, hoặc bạn cũng có thể xông hơi từ một bát nước ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể khuyến khích dòng chảy của sữa bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp vú khi cho bé bú.

2. Chườm lạnh

Hãy chườm nước đá sau khi cho bé bú để làm giảm tình trạng căng sữa. Bạn có biết, lá bắp cải ướp lạnh cũng có thể có hiệu quả giảm sưng đáng ngạc nhiên. Bạn có thể dùng lá bắp cải to, rửa sạch, lau khô và khoét một lỗ ở trung tâm lá cho mỗi núm vú. Hoặc bạn có thể sử dụng áo ngực được thiết kế với chức năng làm mát đặc biệt.

3. Trang phục phù hợp

Mặc áo ngực loại dành riêng cho những đối tượng nuôi con bằng sữa mẹ và chọn loại vừa vặn với bạn (các loại này thường có dây đai rộng và không có viền nhựa). Áp lực tạo ra bởi bộ ngực đang căng sữa và sưng phồng có thể khiến bạn cảm thấy rất đau, vậy nên hãy chắc chắn rằng áo ngực mà bạn đang mặc không quá chật. Ngoài ra hãy mặc quần áo rộng để không gây cọ xát quá nhiều lên bộ ngực đang rất nhạy cảm của bạn.

4. Sữa căng đau quá phải làm sao? Hãy thử cho con bú nhé

Cách giảm đau khi căng sữa tốt nhất là để bé bú thường xuyên, vậy nên bạn đừng cố bỏ qua hay né tránh cho bé bú vì đau. Bé càng ít bú, ngực của bạn sẽ càng căng và bạn lại càng đau. Bạn cho bé bú càng nhiều sẽ thì hiện tượng căng sữa sẽ càng nhanh hết. Nếu con của bạn bú không hết cả hai vú và bé vẫn không thể giúp bạn giảm bớt hiện tượng căng sữa, hãy dùng máy hút sữa. Nhưng bạn cần chú ý đừng hút quá nhiều mà chỉ nên vừa đủ để làm giảm căng sữa. Nếu không, ngực sẽ sản xuất nhiều hơn lượng sữa mà bé cần, và khi bé sẽ không có khả năng uống hết sữa, vú của bạn sẽ còn căng hơn.

5. Dùng tay bóp sữa ra trước khi cho con bú

Dùng tay bóp một ít sữa ra trước khi cho bé bú để làm giảm sự căng sữa. Điều này còn giúp sữa chảy ra và làm mềm núm vú để bé có thể mút tốt hơn.

6. Thử các tư thế cho con bú khác nhau

Cách giảm đau khi căng sữa là bạn nên thay đổi các vị trí bú khác nhau trong những lần cho bú. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa được dọn sạch và có thể giúp làm giảm bớt cơn đau cho bạn.

7. Dùng thuốc

Đối với những cơn đau nặng hơn, bạn có thể xem xét việc dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc giảm đau nhẹ khác được kê bởi bác sĩ. Nếu bạn cần sử dụng thuốc giảm đau, hãy dùng sau khi đã cho bé bú xong.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng và có những thắc mắc khác, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 tháng

(94)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nhiều em bé đi những bước đi đầu tiên vào khoảng giữa tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 và đi vững hơn khi ... [xem thêm]

Bà bầu chăm sóc răng miệng thế nào để có nụ cười tỏa sáng?

(70)
Bà bầu chăm sóc răng miệng từ khi có ý định mang thai đến cả quá trình có thai để con không bị ảnh hưởng do các bệnh về nướu của mẹ gây ra.Khi mang ... [xem thêm]

Tìm hiểu chiều cao trung bình của nam giới trên toàn thế giới

(95)
Theo tự nhiên, nam giới sẽ cao lớn và khỏe mạnh hơn nữ giới nên chiều cao cũng sẽ ấn tượng hơn rất nhiều. Hãy xem bài viết sau để biết chiều cao trung ... [xem thêm]

Những điều cần biết về botox

(25)
Nhiều người tiêm botox thường xuyên để níu giữ nét thanh xuân, nhưng liệu họ có thực sự hiểu rõ botox là gì và cả những tác dụng phụ mà nó mang lại? ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn ngăn ngừa rối loạn cương dương

(45)
Nếu biết cách ngăn ngừa rối loạn cương dương, bạn chẳng những cảm thấy tự tin hơn mà còn có thể tận hưởng cuộc yêu nóng bỏng như mong muốn. Nguy cơ ... [xem thêm]

6 thay đổi của vòng một khi bạn bước sang tuổi 40

(13)
Tuổi 40 thường đi kèm với các thay đổi về hormone không chỉ làm tâm trạng lên xuống thất thường mà còn mang tới một số thay đổi của vòng một. Bạn hãy ... [xem thêm]

Viêm lợi ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

(87)
Viêm lợi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong số các bệnh về răng miệng. Việc tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói để có cách can thiệp sớm

(56)
Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN