Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(4.15) - 66 đánh giá

Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.

Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình trạng bầm dập xương rất thường xuất hiện, đặc biệt là ở các xương gần bề mặt da. Máu bầm và các dịch lỏng hình thành sau chấn thương sẽ làm biến đổi màu da ngay khu vực tổn thương. Tuy nhiên, nứt gãy xương lại là vấn đề khác hoàn toàn vì chúng gây tổn thương xương sâu hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một vài trường hợp, vết bầm dập xương có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ nếu gặp những vấn đề sau:

  • Cơn đau xuất hiện kéo dài và tệ hơn tại khu vực vết bầm xương
  • Đã dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa nhưng không hiệu quả
  • Những phần khác của cơ thể như ngón tay hay ngón chân chuyển màu sang màu xanh, lạnh và tê.

Những triệu chứng trên xuất hiện khi xương đã vị viêm sưng, tổn thương nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp, bầm dập xương chỉ là một phần của vết thương. Chúng có thể bị nứt gãy. Vết bầm xương ở đầu gối thường là dấu hiệu cảnh báo rách dây chằng.

Vết bầm dập xương đặc biệt nghiêm trọng có thể ngăn cản lưu thông máu. Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng hoại tử có thể xảy ra. Do đó, nếu triệu chứng của bạn kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ. Họ có thể chẩn đoán vết bầm dựa trên các triệu chứng và khám lâm sàng.

Nếu bác sĩ cho rằng xương bị chấn thương, họ sẽ tiến hành chụp X-quang để tìm vết nứt. Tuy nhiên, X-quang không thể nhận biết vết bầm. Cách duy nhất để xác định nếu bạn có vết bầm là chụp cộng hưởng từ MRI. Chúng có thể cho biết nếu vết thương nghiêm trọng hơn vết bầm.

Làm thế nào để chữa trị vết bầm dập xương sau té ngã?

Nếu vết bầm dập xương sau té ngã không nghiêm trọng, bạn có thể điều trị chúng bằng cách thư giãn, chườm lạnh hay thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nếu vết bầm ở chân hay bàn chân, bạn có thể nâng chân cao để giảm sưng và tăng cường lưu thông máu đến khu vực tổn thương. Chườm đá vào khu vực bầm khoảng 15 đến 20 phút nhiều lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nhớ bỏ đá vào khăn, không trực tiếp áp đá lên da nhé.

Bạn nên tránh xa các hoạt động thể chất mạnh cho đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất. Bầm xương có thể phục hồi trong vài tuần nếu không nghiêm trọng. Vết bầm nghiêm trọng hơn cần vài tháng để phục hồi.

Nếu khớp bị tổn thương, bạn cần dùng nạng để giữ khớp cho đến khi lành. Nếu bác sĩ yêu cầu dùng nạng, hãy sử dụng chúng trực tiếp và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, vết thương sẽ cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Do đó, bạn cần bỏ thuốc lá ngay.

——————————–

Với mong muốn hỗ trợ bạn điều trị và theo dõi các tình trạng đau nhức, viêm xương khớp, Chúng tôi tổ chức chương trình “ĐỂ CƠN ĐAU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO”. Tham gia chương trình, bạn sẽ nhận được cuốn Cẩm Nang Giảm Đau bằng cách thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Nhấn vào nút Nhận Cẩm Nang
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin
  • Bước 3: Mã nhận cẩm nang sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại
  • Bước 4: Mang mã nhận cẩm nang đến hiệu thuốc có chương trình để nhận cuốn Cẩm nang giảm đau
    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình, bạn vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại: (028) 3636 9005

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

(34)
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài. Nếu thấu hiểu làn da và kiên trì ... [xem thêm]

Tìm hiểu về rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

(35)
Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên là tình trạng căng thẳng tột độ, sợ hãi quá mức và hoảng loạn sau các sự kiện gây chấn thương về thể ... [xem thêm]

10 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên biết

(61)
Ngay cả khi bạn thuộc mẫu phụ nữ giản dị và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên thì vẫn cần sử dụng một số loại mỹ phẩm căn bản như dầu gội, kem dưỡng ... [xem thêm]

Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn?

(70)
Cả yoga và pilates đều giúp củng cố sức khỏe và giảm cân. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa hai bộ môn này để chọn ... [xem thêm]

Tủ quần áo cho bé: Mẹ nên chuẩn bị gì cho bé yêu?

(47)
Ngay từ khi biết tin có bé yêu, mẹ đã háo hức chuẩn bị tủ quần áo với thật nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải tìm hiểu ... [xem thêm]

Giải mã bí ẩn ăn hạt hướng dương có bị teo não không

(35)
Teo não là hội chứng mất các tế bào nơron thần kinh. Hội chứng này cũng đồng thời phá hủy mối liên kết giữa các tế bào khiến các hoạt động sống do ... [xem thêm]

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

(53)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là gì?Phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là phẫu thuật cắt bỏ ... [xem thêm]

Buồn ngủ sau khi ăn: Chuyện bình thường!

(22)
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình lại buồn ngủ sau khi ăn no? Đâu là những nguyên nhân và có biện pháp nào hạn chế điều này không? Hiện tượng buồn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN