10 cách giúp đấng mày râu tăng chất lượng tinh trùng

(3.89) - 64 đánh giá

Nếu bạn cảm thấy nỗ lực có con của hai vợ chồng mãi chưa có kết quả thì có thể là bạn cần tìm cách tăng chất lượng tinh trùng để sớm đón tin vui.

Có con là điều mà hầu hết các chàng đều mong muốn, tuy nhiên, đôi lúc bạn có thể sẽ gặp một số trở ngại trong quá trình thụ thai. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng tinh trùng của bạn thấp hơn so với mức yêu cầu và một vài tác nhân khác như:

• Mức độ ham muốn: Mức độ ham muốn thể hiện sự mong muốn và hứng khởi của bạn khi quan hệ. Người bị giảm ham muốn sẽ cần bổ sung thêm thực phẩm cũng như các loại thuốc có khả năng tăng mức độ ham muốn.

• Rối loạn cương dương: Rối loạn cương dương hay còn được gọi là chứng liệt dương là tình trạng khi đàn ông không thể đạt được hoặc duy trì trạng thái cương cứng, ngay cả khi trong quá trình quan hệ tình dục.

• Số lượng tinh trùng: Một yếu tố quan trọng giúp quyết định chất lượng tinh trùng của đàn ông chính là số lượng tinh trùng, hoặc mật độ tinh trùng có trong một lượng tinh dịch nhất định.

• Khả năng bơi của tinh trùng: Bên cạnh số lượng, khả năng bơi của tinh trùng cũng góp phần không kém trong việc tăng chất lượng tinh trùng. Tinh trùng sẽ càng chất lượng nếu như tỷ lệ tinh trùng có thể bơi trong một lượng tinh dịch nhất định càng cao.

• Mật độ testosterone: Testosterone là một loại nội tiết tố tình dục ở đàn ông. Đây là một loại nội tiết tố chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản của đàn ông.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc đàn ông bị mất khả năng sinh sản, chẳng hạn như di truyền, sức khỏe tổng thể, quá trình tập thể dục, bệnh tật hoặc các chất ô nhiễm có trong chế độ ăn uống hằng ngày. Sau đây là 10 cách giúp tăng cường lượng tinh trùng đồng thời giúp bạn dễ thụ thai hơn.

1. Sử dụng các loại chất bổ sung axit D-Aspartic

Axit D-Aspartic (D-AA) là một dạng của axit aspartic, một loại axit amin được tổng hợp và bày bán dưới dạng các loại thực phẩm bổ sung. D-AA có thể dễ dàng tìm thấy ở một số bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như ở tinh hoàn, cũng như ở trong tinh dịch và các tế bào tinh trùng.

Loại axit này được cho là có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Thực tế, hàm lượng D-AA trong cơ thể của đàn ông mắc bệnh vô sinh hoặc có khả năng sinh sản thấp thường thấp hơn nhiều so với những người có khả năng sinh sản bình thường.

Các loại chất bổ sung D-AA có thể giúp tăng hàm lượng testosterone trong cơ thể nam giới, một loại nội tiết tố có ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng sinh sản của đàn ông, từ đó khả năng sinh sản của bạn sẽ được cải thiện. Việc tiêu thụ 3g chất bổ sung D-AA mỗi ngày trong vòng hai tuần được cho là có thể tăng hàm lượng testosterone lên 42%.

Tuy nhiên, số lượng thu được từ nghiên cứu ở đàn ông khỏe mạnh lại không ổn định. Nghiên cứu theo dõi sức khỏe của những đàn ông có rèn luyện thể lực và có hàm lượng testosterone cao cho thấy D-AA không có tác dụng trong việc tăng hàm lượng testosterone, thậm chí đôi khi còn có xu hướng làm giảm hàm lượng testosterone nếu sử dụng quá liều.

2. Tập luyện thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp bạn tăng hàm lượng testosterone trong cơ thể. Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp bạn có hàm lượng testosterone cao hơn cũng như có chất lượng tinh dịch cao hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng, nếu bạn tập luyện quá mức bạn sẽ có nguy cơ bị phản tác dụng và điều này có thể làm giảm hàm lượng testosterone. Để giúp hạn chế tối đa nguy cơ này, bạn có thể cung cấp lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày và tập luyện thể chất nhiều hơn.

3. Hấp thụ đủ lượng vitamin C cần thiết

Sự mất cân bằng oxy hóa là tình trạng khi lượng các gốc tự do có oxy trong cơ thể tăng quá mức và đạt mức nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi cơ chế chống oxy hóa của cơ thể bị quá tải do bệnh tật, tuổi già, lối sống không lành mạnh hoặc ô nhiễm môi trường sống.

Các gốc tự do chứa oxy được sản sinh liên tục trong cơ thể, tuy nhiên, hàm lượng của loại chất này thường được kiểm soát và kiềm chế ở một mức độ nhất định ở cơ thể của những người khỏe mạnh. Hàm lượng các gốc tự do chứa oxy trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến một số triệu chứng chẳng hạn như chấn thương mô hoặc viêm nhiễm cũng như tăng khả năng phát triển các loại bệnh mãn tính.

Đặc biệt hơn, sự mất cân bằng oxy hóa cũng như tình trạng quá tải gốc tự do chứa oxy trong cơ thể có khả năng dẫn đến chứng vô sinh ở đàn ông. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tiêu thụ đủ lượng chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C. Đây được cho là có thể chống lại và làm giảm một số triệu chứng tiêu cực. Bên cạnh đó, các loại chất bổ sung vitamin cũng có khả năng tăng chất lượng tinh dịch.

4. Kiểm soát stress để tránh căng thẳng

Sự căng thẳng có thể làm giảm mức độ thỏa mãn của bạn trong quá trình quan hệ, từ đó gây tổn hại lên khả năng sinh sản của bạn. Các nhà nghiên cứu tin rằng nội tiết tố cortisol có thể phần nào giải thích các ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng lên cơ thể.

Nếu như bạn chịu đựng căng thẳng trong một thời gian dài, hàm lượng cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao, điều này sẽ dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực lên hàm lượng testosterone trong cơ thể. Khi hàm lượng cortisol tăng cao, testosterone có xu hướng giảm dần.

Để khắc phục, trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng lo âu thường được chữa trị với thuốc men. Ngoài ra, có thể giảm thiểu căng thẳng bằng những kỹ thuật thư giãn. Bạn có thể đi dạo, ngồi thiền, tập luyện thể dục hoặc dành thời gian với gia đình và bạn bè.

5. Bổ sung vitamin D cho cơ thể

Vitamin D là một chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường hàm lượng testosterone trong cơ thể. Một nghiên cứu theo dõi một số đàn ông có hàm lượng vitamin D thiếu hụt, không đủ đáp ứng các nhu cầu trong cơ thể thường có hàm lượng testosterone thấp.

Để hỗ trợ cho kết quả của nghiên cứu trên, một nghiên cứu khảo sát 65 người đàn ông có hàm lượng testosterone cũng như vitamin D thấp cũng cho ra kết quả tương tự. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn cho biết việc tiêu thụ 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày trong suốt một năm giúp tăng lượng testosterone trong cơ thể đàn ông lên đến 25%. Ngoài ra, nếu bạn sở hữu một hàm lượng vitamin D cao, bạn sẽ có khả năng sở hữu tinh trùng với khả năng bơi cao hơn.

6. Sử dụng thảo dược bạch tật lê

Bạch tật lê là một loại thảo dược thường được dùng dể tăng cường khả năng sinh lý ở đàn ông. Nghiên cứu theo dõi nhóm đàn ông có lượng tinh trùng thấp cho thấy rằng tiêu thụ 6g rễ bạch tật lê mỗi ngày trong hai tháng có thể cải thiện các chức năng sinh lý, cương dương cũng như tăng mức độ ham muốn.

Tuy rằng bạch tật lê không trực tiếp tăng hàm lượng testosterone trong cơ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại thảo dược này có khả năng tăng cường mức độ ham muốn, một trong các chức năng của testosterone.

7. Sử dụng thảo dược cỏ cà ri

Cỏ cà ri là thực phẩm và thảo dược khá phổ biến. Nghiên cứu theo dõi 30 đàn ông tham gia quá trình rèn luyện sức khỏe bốn lần mỗi tuần cho thấy rằng sau khi tiêu thụ khoảng 500 mg chiết xuất cỏ cà ri mỗi ngày, hàm lượng testosterone trong cơ thể của họ được tăng cường rõ rệt.

Một nghiên cứu khảo sát 60 đàn ông khỏe mạnh cho thấy rằng việc tiêu thụ 600 mg testofen, một loại chất bổ sung được làm từ chiết xuất của cỏ cà ri và một số loại chất khoáng khác mỗi ngày trong vòng sáu tuần có thể giúp cải thiện mức độ ham muốn, chất lượng hoạt động tình dục và tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những nghiên cứu nói trên chỉ áp dụng cho chiết xuất cỏ cà ri. Cỏ cà ri thông thường được sử dụng trong nấu ăn và trà thảo mộc có thể không có tác dụng như trên.

8. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể

Kẽm là một loại chất khoáng quan trọng, có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và các loại động vật có vỏ. Việc cung cấp một lượng kẽm cần thiết được xem là một trong những yếu tố chủ chốt giúp tăng cường khả năng sinh sản ở đàn ông.

Một số nghiên cứu cho thấy việc sở hữu lượng kẽm ít hoặc thiếu hụt kẽm trong cơ thể có liên quan đến hàm lượng testosterone trong cơ thể thấp cũng như chất lượng tinh trùng kém, đặc biệt hơn là tăng nguy cơ vô sinh ở đàn ông.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các loại sản phẩm bổ sung kẽm giúp tăng hàm lượng testosterone cũng như lượng tinh trùng ở những cá nhân thiếu hụt kẽm. Hơn nữa, các loại sản phẩm bổ sung kẽm còn có khả năng giúp giảm nguy cơ hao hụt testosterone trong cơ thể bắt nguồn từ việc luyện tập thể thao quá mức.

9. Sử dụng nhân sâm Ấn Độ

Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh rằng nhân sâm Ấn Độ có khả năng cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới bằng cách tăng cường hàm lượng testosterone trong cơ thể.

Khảo sát một số đàn ông với lượng tinh trùng thấp cho thấy rằng việc tiêu thụ 675 mg rễ nhân sâm Ấn Đô mỗi ngày trong vòng ba tháng có thể cải thiện khả năng sinh sản của đàn ông một cách rõ ràng. Cụ thể hơn, điều này giúp tăng lượng tinh trùng lên 16%, tăng lượng tinh dịch lên khoảng 53% cũng như tăng khả năng bơi của tinh trùng lên 57% so với khi bắt đầu nghiên cứu.

Kết quả, nhân sâm Ấn Độ còn được cho là có thể cải thiện số lượng tinh trùng, khả năng bơi của tinh trùng, tình trạng chống oxy hóa của cơ thể cũng như hàm lượng testosterone.

10. Sử dụng củ maca

Củ maca có nguồn gốc từ Peru, được sử dụng nhiều do có khả năng tăng cường mức độ ham muốn và khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu về đàn ông cho thấy rằng việc sử dụng từ 1,5–3g củ maca sấy khô trong vòng ba tháng có thể giúp cải thiện ham muốn tình dục.

Ở đàn ông mắc rối loạn cương dương nhẹ, sử dụng 2,4g củ maca khô có thể giúp phần nào cải thiện tình trạng này. Tiêu thụ 1,75g bột maca mỗi ngày trong vòng ba tháng cũng có thể giúp tăng cường lượng tinh trùng và khả năng bơi của tinh trùng ở đàn ông khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, củ maca không có dấu hiệu ảnh hưởng đến hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể. Việc tiêu thụ từ 1,5–3g củ maca mỗi ngày trong vòng ba tháng lại không mang lại thay đổi về lượng testosterone hoặc nội tiết tố ở những người đàn ông khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cần có cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, góp phần tăng chất lượng tinh trùng, nhờ đó tăng khả năng sinh sản.

Bạn nên lưu ý rằng khả năng sinh sản và mức độ ham muốn của bạn thường chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe tổng quát. Bất kỳ điều nào giúp bạn cải thiện sức khỏe toàn diện cũng đều có thể giúp bạn tăng cường khả năng sinh sản. Vì thế, bạn nên điều chỉnh một số thói quen sau đây:

• Giảm cân: Chứng béo phì có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu bạn có khả năng sinh sản thấp và đồng thời béo phì, bạn nên đặt việc giảm cân làm mục tiêu hàng đầu của mình.

• Giới hạn lượng rượu tiêu thụ: Bạn nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều rượu trong một lúc, điều này có thể khiến giảm hàm lượng testosterone trong cơ thể cũng như làm tổn hại đến chất lượng tinh dịch.

• Nạp đủ lượng axit folic: Việc thiếu hụt axit folic có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

• Ngủ đủ giấc: Ngủ quá ít hoặc quá nhiều được cho là có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

• Dùng óc chó làm món ăn vặt: Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng có thể giúp tăng khả năng sinh sản.

• Sử dụng các loại chất bổ sung: Các loại chất bổ sung chất chống oxy hóa có tác dụng trong việc tăng cường chất lượng tinh dịch

• Hạn chế tiêu thụ đậu nành: Đậu nành chứa nhiều isoflavones có khả năng làm giảm chất lượng tinh trùng.

Có nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện chức năng sinh sản, tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ cũng như tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để lựa chọn phương pháp đúng đắn và hiệu quả nhé.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống vaccine phòng bệnh dịch tả để kiểm soát bệnh

(37)
Bệnh dịch tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn vibrio cholera gây ra. Triệu chứng ban đầu thường khiến chúng ta ... [xem thêm]

Những lợi ích và hạn chế của chế độ ăn ayurvedic

(99)
Ayurvedic là một chế độ ăn của người Ấn Độ đã xuất hiện từ hàng nghìn năm. Nhiều người không biết chế độ ăn ayurvedic là gì và liệu phương pháp ... [xem thêm]

Cần lưu ý khi sử dụng xe đẩy hay khăn quấn địu

(96)
Việc sử dụng xe đẩy hay khăn quấn địu bé để đưa bé đi dạo đã và đang được sử dụng ở nhiều nền văn hoá khác nhau. Có 3 lý do để chứng minh đây ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(53)
Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…Sau những tháng đầu ... [xem thêm]

Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng

(35)
Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ bạn khỏi những chất ngoại lai có thể khiến bạn bị bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách sản xuất ra các ... [xem thêm]

Chăm sóc tóc đúng cách: Bỏ ngay 10 thói quen sau

(61)
Để có một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc tóc đúng cách. Tuy nhiên, Chúng tôi muốn chỉ ra ... [xem thêm]

5 cách đơn giản giúp bạn khắc phục sần vỏ cam

(20)
Bạn có biết khoảng 85% phụ nữ trên 20 tuổi phải sống chung với tình trạng tụ mỡ dưới da hay còn gọi là sần vỏ cam (tên tiếng Anh cellulite)? Sần vỏ cam ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN