Bạch đậu khấu là thảo dược gì?

(4.17) - 63 đánh giá

Tên khoa học: Amomum cardamomum L.

Tên gọi khác: Bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu, đông ba khấu, khấu nhân, tử đậu khấu, xác khấu

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về dược liệu bạch đậu khấu

Cây bạch đậu khấu là thảo dược mọc hoang và được trồng ở các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Nam Mỹ. Đây là một loài cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 2–3m. Thân rễ mọc bò ngang. Lá mọc thành hai dãy. Cụm hoa mọc thành bông dày từ thân rễ, hoa màu trắng. Quả nang hình cầu, nhăn, có khía dọc, khi chín có màu nâu trắng, hạt có tinh dầu thơm.

Cây thường được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Hạt, quả và hoa của cây này được dùng làm thuốc. Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–8.

Giá trị dinh dưỡng và thành phần

Giá trị dinh dưỡng bạch đậu khấu đã được kiểm định theo bảng như sau:

Trong dược liệu này còn có chừng 2,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm có bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.

Tác dụng và công dụng của bạch đậu khấu

Dược liệu này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, gia tăng tiết dịch vị, ức chế sự lên men không bình thường ở ruột và chống nôn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống nấm, hạ sốt, giãn cơ trơn và hạ huyết áp.

Theo y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ và có tác dụng hành khí, hóa thấp, ôn trung, chỉ ẩu (cầm nôn).

Trong đời sống, loài cây này thường được dùng làm gia vị vì nó có mùi vị dễ chịu. Khi dùng làm thuốc, nó chủ yếu được sử dụng để chữa:

  • Ợ hơi, khó tiêu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co thắt bụng, đau bụng
  • Nôn mửa
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Trẻ con trớ sữa
  • Các bệnh về phổi

Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc điều kinh, hạ sốt, đôi khi chữa lao có ho ra máu, thấp khớp, sốt rét.

Liều dùng bạch đậu khấu

Liều dùng thông thường là 2–6g một ngày, sắc lấy nước uống. Lưu ý, khi sắc thuốc gần xong nước còn đang sôi mới cho dược liệu này vào vì sắc lâu sẽ làm giảm bớt tác dụng.

Vị thuốc này cũng có thể được bào chế dưới những dạng sau:

  • Chiết xuất dạng lỏng
  • Bột
  • Quả/ hạt bạch đậu khấu khô hoặc tươi
  • Rượu thuốc

Một số bài thuốc dân gian

1. Chữa chứng bụng đầy, ngực đau

Bạch đậu khấu 5g, hậu phác 6g, quảng mộc hương 3g, cam thảo 3g. Tất cả đem sắc nước uống.

2. Chữa trẻ em bị trớ sữa

Bạch đậu khấu 14 hạt, sa nhân 14 hạt, sinh cam thảo 6g, chích cam thảo 6g. Tất cả đem tán thành bột mịn rồi xát vào miệng trẻ.

3. Chữa nôn mửa khi thai nghén

Bạch đậu khấu 3g, trúc như 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Trong đó, gừng đem giã nát, ép lấy nước. Các vị thuốc còn lại dùng nước sắc còn khoảng 50–60ml, lọc rồi uống với nước gừng.

4. Trị nôn mửa do đờm lạnh tích tụ tại dạ dày

Bạch đậu khấu 12g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, bạch truật 10g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát. Đem sắc 3 bát lấy 1 bát uống, uống lúc còn ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Mỗi ngày uống 1 thang.

5. Giải độc rượu

Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g, đem sắc nước uống.

Lưu ý, thận trọng

Khi dùng bạch đậu khấu, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng bất kỳ dược liệu nào một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ. Những người có cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không dùng.

Mức độ an toàn

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng dược liệu này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra

Dược liệu cũng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chanca Piedra

(53)
Tên thông thường: Amli, Arranca-Pedras, Bhonya, Bhoomi Amalaki, Bhui-Amla, Bhumi Amla, Bhuianvalah, Bhuimy Amali, Bhuin Amla, Bhumy Amalaki, Bhumyamalaki, Brise Pierre, Cane Peas Senna, Cane ... [xem thêm]

Cây tần bì là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: cây tần bìTên khoa học: fraxinus ornusTìm hiểu chungCây tần bì dùng để làm gì?Tần bì là một loạn thảo dược, nhựa cây tần bì được sử ... [xem thêm]

Rau má là thảo dược gì?

(52)
Tên gốc: Rau máTên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảoTên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban, Hydrocotyle asiatica L.Tên tiếng Anh: Gotu Kola, ... [xem thêm]

San hô

(83)
Tìm hiểu chungSan hô dùng để làm gì?San hô được sử dụng như một chất bổ sung canxi để điều trị bệnh đa xơ cứng; điều trị và phòng ngừa ung thư, ... [xem thêm]

Cỏ thơm (Feverfew)

(24)
Tìm hiểu chungCỏ thơm dùng để làm gì?Cỏ thơm, hay còn gọi là cây cỏ thơm chữa bệnh sốt. Tuy được cho là có nhiều công dụng, hiện nay khoa học chỉ mới ... [xem thêm]

Tiêu Jamaica

(44)
Tìm hiểu chungTiêu Jamaica dùng để làm gì?Tiêu Jamaica là một loại cây mọc ở Trung Mỹ, Mexico và khu vực Tây Ấn. Người ta dùng quả chưa chín và lá cây tiêu ... [xem thêm]

Creatine

(25)
Tìm hiểu chungCreatine dùng để làm gì?Creatine là một chất hóa học nhân tạo thường được tìm thấy trong cơ thể người cũng như thịt và cá. Hầu hết chất ... [xem thêm]

Cỏ đuôi ngựa là thảo dược gì?

(88)
Tên thông thường: cỏ đuôi ngựa, Asprêle, Bottle Brush, Cavalinha, Coda Cavallina, Cola de Caballo, Common Horsetail, Corn Horsetail, Dutch Rushes, Equiseti Herba, Equisetum, Equisetum ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN