Sả chanh là thảo dược gì?

(3.69) - 27 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sả chanh dùng để làm gì?

Sả chanh thường được sử dụng để điều trị co thắt đường tiêu hóa, đau dạ dày, cao huyết áp, co giật, đau, nôn, ho, đau khớp (thấp khớp), sốt, cảm lạnh thông thường và kiệt sức. Sả chanh cũng được sử dụng để diệt vi trùng và là chất làm se nhẹ.

Một số người sử dụng sả chanh và tinh dầu trực tiếp lên da để trị nhức đầu, đau bụng và đau cơ.

Đối với dạng hít, tinh dầu sả được sử dụng làm hương liệu chữa đau cơ.

Khi được sử dụng ngoài da, sả chanh có thể cải thiện lưu lượng máu và được sử dụng để điều trị vết cắt, viêm dây chằng, co giật và đau khớp.

Sả chanh có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của sả chanh là gì?

Sả chanh có chứa các chất không chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm men mà còn làm giảm đau, giảm sốt, kích thích tử cung và lưu lượng kinh nguyệt, có tính chất chống oxy hóa.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của sả chanh là gì?

Nước sắc sả chanh có thể được làm từ lá cỏ chanh khô hoặc từ tinh dầu đã pha loãng trong nước/dầu.

Sả chanh có thể được làm thành trà bằng cách sử dụng 2g sả cho vào một cốc nước sôi. Trà ấm có thể được sử dụng đến 4 lần một ngày cho người lớn.

Chiết xuất từ thảo mộc khô được sử dụng trong điều trị tăng đường huyết, lên đến 80mg mỗi ngày, cùng với các liệu pháp thảo dược hỗ trợ cho mức đường trong máu thích hợp.

Liều dùng của sả chanh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Sả chanh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của sả chanh là gì?

Sả chanh có các dạng bào chế:

  • Chiết xuất khô
  • Trà
  • Dầu

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sả chanh?

Sả chanh an toàn cho hầu hết mọi người khi uống đúng liều lượng. Sả chanh cũng an toàn khi sử dụng cho các mục đích trị bệnh ngắn hạn.

Tuy nhiên, kích ứng da, khó chịu, phát ban và cảm giác bỏng là một số tác dụng phụ xảy ra với những người có cảm giác nhạy cảm với dầu chanh.

Việc sử dụng dầu sả chanh cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể có chống chỉ định đối với những người đang dùng thuốc tiểu đường hoặc thuốc chống cao huyết áp, cũng như những người bị tiểu đường và hạ đường huyết.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng sả chanh, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây sả chanh hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng sả chanh với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của sả chanh như thế nào?

Bạn cần thận trọng khi sử dụng dầu sả chanh; tránh để dầu sả chanh dính vào mắt. Ngưng sử dụng nếu xảy ra phát ban da.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Có thể không an toàn khi uống nước sả chanh trong thời kỳ mang thai. Sả chanh làm xuất hiện kinh nguyệt, do đó có thể gây sẩy thai.

Tương tác

Sả chanh có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng sả chanh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích sức khỏe của cây đinh hương

(86)
Tên gốc: Đinh hươngTên gọi khác: Cống đinh hương, đinh tử hương, đinh tử, kê tử hươngTên khoa học: Syzygium aromaticumTên tiếng Anh: CloveTìm hiểu chungĐinh ... [xem thêm]

Dược liệu Bìm bìm biếc

(16)
Tên thường gọi: Bìm bìm biếcTên khác: Khiên ngưu, hắc sửu, bạch sửuTên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy; Pharbitis purpurea (L.) Voigt; Ipomoea hederaceae JacqHọ: Bìm ... [xem thêm]

Kinh giới cay là thảo dược gì?

(66)
Tên gốc: Kinh giới cayTên khoa học: Origanum vulgareTên tiếng Anh:Tìm hiểu chungKinh giới cay dùng để làm gì?Kinh giới cay được sử dụng để điều trị:Các rối ... [xem thêm]

Thảo dược eyebright

(81)
Tên thông thường: Aufraise, Augentrostkraut, Casse-Lunettes, Eufrasia, Euphraise, Euphraise Officinale, Euphraise de Rostkov, Euphrasia, Euphraisia Eye Bright, Euphrasia officinalis, Euphrasia ... [xem thêm]

Nha đam (lô hội)

(59)
Tìm hiểu chungNha đam dùng để làm gì?Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng ... [xem thêm]

Dưa leo

(15)
Tìm hiểu chungDưa leo dùng để làm gì?Trong y học cổ truyền, dưa leo được dùng làm thuốc lợi tiểu và để cân bằng huyết áp. Vị thuốc được dùng bôi ... [xem thêm]

Axit alpha linoleic

(29)
Tên thông thường: axit alpha linoleic, Acide Alpha-Linolénique, Ácido Alfa Linolénico, Acide Gras Essentiel, ALA, Acide Linolénique, Acide Gras N3, Acide Gras Oméga 3, Acide Gras ... [xem thêm]

Inositol

(24)
Tên thông thường: 1,2,3,4,5,6-Cyclohexanehexol, 1,2,5/3,4,6-inositol, (1S)-inositol, (1S)-1,2,4/3,5,6-inositol, Antialopecia Factor, (+)-chiroinositol, cis-1,2,3,5-trans-4,6-Cyclohexanehexol, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN