Thai nhi 26 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.88) - 65 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 26 tuần tuổi có chiều dài cỡ cây hành lá, cụ thể vào khoảng 39 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 750g. Bé có thể nghe được cả giọng nói của bạn và tiếng nói của những người bạn nói chuyện.

Mặc dù đôi mắt bé nhắm lại trong vài tháng trước, nhưng sẽ sớm mở ra và bắt đầu nhấp nháy. Tùy thuộc vào chủng tộc và yếu tố di truyền mà một số bé sẽ sinh ra với đôi mắt nâu hay đen (mắt bé có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên của cuộc đời) và một số bé sẽ được sinh ra với đôi mắt màu xanh hoặc xám xanh. Lông mi của bé cũng sẽ phát triển và tóc trên đầu sẽ mọc ra nhiều hơn.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 26

Mang thai 26 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Lúc này, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.

Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu do axit), cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng lần đầu tiên trong khi mang thai, và những người trước đây đã từng bị ợ nóng có thể thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bước chân không được ổn định và vụng về khi thai lớn đến tuần thứ 26. Một khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố có thể kết hợp và làm mẹ rất dễ bị té ngã.

Một mặt, trọng tâm của mẹ khi di chuyển sẽ bị lệch đi khi bụng của mẹ ngày càng to ra và khiến mẹ chúi về phía trước. Mặt khác, các khớp của mẹ sẽ bị nới lỏng ra và trở nên kém ổn định, làm cho mẹ trở nên vụng hơn và dễ bị té ngã về phía trước, đặc biệt là những bà mẹ có bụng to. Cũng góp phần vào sự vụng về là xu hướng dễ mệt mỏi khiến mẹ luôn bận tâm suy nghĩ, hay mơ màng và không thể nhìn những thứ dưới chân vì bụng bầu đã che mất. Do vậy, mẹ rất dễ dàng bị té ngã.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Tử cung của mẹ là một nơi ẩn náu an toàn cho em bé trước khi sinh. Nhưng sau khi sinh, bé sẽ được chuyển về nhà. Vì vậy, ngay bây giờ, hãy dành thời gian để làm cho căn nhà của mẹ trở nên an toàn trước khi bé về nhà. Hãy che chắn các ổ cắm điện, loại bỏ các mối nguy hiểm có thể gây nghẹt thở, cài đặt báo động khói, chặn các lối cầu thang là một số trong các bước để đảm bảo sự an toàn của bé. Hãy nhớ rằng không có sự phòng ngừa nào có thể thay thế cho sự giám sát cẩn thận của mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 26 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Thai nhi được 26 tuần tuổi, bên cạnh sự xuất hiện những vết rạn da trên bụng, mẹ sẽ cảm thấy ngứa tại những vết rạn ấy. Nhưng hãy vui lên, vì mẹ chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa là đến kỳ sinh nở. Cho đến lúc đó, những vết rạn có thể khiến mẹ không thoải mái và trông hơi khó coi nhưng chúng không gây nguy hiểm cho mẹ hoặc bé. Các vết rạn da xuất hiệu nhiều trên bụng, đôi khi cũng xuất hiện ở đùi, mông, cánh tay. Hãy để bác sĩ khám và kê toa thuốc bôi, thuốc kháng histamin hoặc tiêm thuốc để giảm bớt sự khó chịu cho mẹ. Mẹ cũng có thể dùng các loại kem dưỡng chống rạn da dành cho bà bầu.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Một vài xét nghiệm mới được tiến hành thêm trong kiểm tra sức khỏe của tháng này, đặc biệt là tuần thai thứ 26, cùng với các tiêu chuẩn cũ. Khi ở ba tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ có thể mong đợi bác sĩ kiểm tra một số điều như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách khám của bác sĩ:

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Vắc-xin chống bệnh bạch hầu
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
  • Lập danh sách sẵn sàng các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 26

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Sưng phù

Bụng của mẹ không phải là bộ phận duy nhất to hơn trong những ngày này. Mắt cá chân và bàn chân của mẹ sẽ bị sưng lên, đặc biệt là vào cuối ngày. Mặc dù những vết sưng này không quá nghiêm trọng nhưng chúng khiến mẹ cảm thấy bất tiện trong việc mang giày, đeo nữ trang. Tình trạng sưng nhẹ mắt cá chân, bàn chân và bàn tay là hoàn toàn bình thường và chúng liên quan đến sự gia tăng chất lỏng cần thiết trong trong thời kỳ mang thai. Trên thực tế, 75% phụ nữ bị sưng phù ở vài thời điểm trong thai kỳ, thường là khoảng tuần 26 này. Mẹ có thể nhận thấy sự sưng phồng rõ rệt hơn vào cuối ngày, trong thời tiết ấm áp hoặc sau khi mẹ dành quá nhiều thời gian để ngồi hoặc đứng. Trong thực tế, nhiều vết sưng sẽ tự biến mất qua một đêm hoặc sau vài giờ nghỉ ngơi và đây cũng là một lý do tốt để mẹ thư giãn vài giờ.

2. Xăm mình

Có không ít mẹ bầu muốn xăm mình khi mang thai nhưng hãy biết rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để làm điều đó. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc:

  • Viêm gan B và HIV/AIDS là hai trong số nhiều bệnh có thể được truyền qua chất dịch của cơ thể. Điều này có nghĩa là mẹ có thể bị nhiễm những bệnh này nếu được xăm bằng kim có nhiễm bệnh. Các bệnh này có thể lây truyền bệnh qua bé trong khi mẹ đang mang thai hay trong quá trình sinh nở.
  • Các nhà khoa học vẫn chưa biết thuốc nhuộm và mực xăm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé. Một lượng nhỏ các hóa chất có thể vô hại với người lớn nhưng lại có thể có tác động lớn lên thai nhi.
  • Nếu khi sinh, bạn chọn đẻ không đau, các bác sĩ có thể từ chối gây tê ngoài mãng cứng nếu hình xăm của bạn mới làm gần đây và vẫn còn mới.
  • Do thay đổi ở da khi mang thai nên hình xăm mà mẹ thực hiện trong khi đang mang thai có thể nhìn khác đi sau khi mẹ sinh em bé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

5 sai lầm phổ biến trong điều trị da dầu

(78)
Làn da bóng nhờn là một trong những kẻ thù của chị em phụ nữ. Đặc biệt là trong tiết trời mùa hè, bạn cần phải thấm dầu liên tục, lúc chụp ảnh da ... [xem thêm]

6 cách trị sẹo lồi và sẹo rỗ cực đơn giản từ thiên nhiên

(40)
Sẹo là một nỗi ám ảnh kinh hoàng sau khi mụn và các vết thương trên da lành lại. Ngoài những phương pháp điều trị chuyên nghiệp tại trung tâm da liễu, sao ... [xem thêm]

Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

(94)
Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo ... [xem thêm]

Bị sưng vùng kín sau khi quan hệ: 5 nguyên nhân và cách xử lý

(11)
Tình trạng bị sưng vùng kín sau khi quan hệ không những làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn khiến chuyện ấy bỗng trở thành… nỗi ám ảnh khó nói. Hãy kiểm ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hen dị ứng?

(65)
Nếu bạn đã từng khó thở trong khoảng thời gian bị dị ứng, bạn có thể đã mắc phải hen suyễn. Hen dị ứng là bệnh hen do một phản ứng dị ứng gây nên. ... [xem thêm]

Sữa A2: Sự lựa chọn cho người gặp vấn đề đường tiêu hóa

(84)
Sữa A2 được đồn thổi là loại sữa giúp cung cấp dinh dưỡng dồi dào và hạn chế các triệu chứng tiêu hóa khó chịu. Vậy sữa A2 có tốt như tin đồn ... [xem thêm]

8 điều bạn cần biết khi chăm sóc sức khỏe tuổi 30

(62)
Bạn nghĩ rằng 30 tuổi là hết trẻ trung? Nếu biết cách chăm sóc sức khỏe tuổi 30, bạn sẽ luôn tràn đầy sức sống và rạng rỡ như tuổi 20!Cuộc sống cứ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN