Theo các chuyên gia, bà bầu bị khó thở tim đập nhanh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thậm chí, đây còn dấu hiệu cho thấy bé cưng của bạn đang phát triển khỏe mạnh.
Mang thai là thời điểm mà bạn sẽ gặp phải rất nhiều sự xáo trộn trong cuộc sống do có quá nhiều sự thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc diễn ra từng ngày. Một trong số những vấn đề khiến các chị em hay cảm thấy lo lắng chính là tình trạng bầu bị khó thở khó thở tim đập nhanh.
Đa phần, đây chỉ là một hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu bà bầu tim đập nhanh có đi kèm với những triệu chứng khác thì bạn cần hết sức thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một biến chứng thai kỳ nguy hiểm nào đó.
Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có phải là điều bình thường?
Đối với người bình thường, tim sẽ đập từ 60 đến 80 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, con số này sẽ tăng lên đến 100. Nguyên nhân là do ở thời điểm này, cơ thể bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé cưng đang không ngừng lớn lên từng ngày. Thời gian mang thai càng tăng thì lượng máu mà bé cần cũng tăng, từ đó tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đủ máu cho bé.
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi mang thai
Ngoài yếu tố sinh lý, bà bầu bị khó thở tim đập nhanh khi mang thai còn do nhiều nguyên nhân sau:
- Lo âu: Bạn có thể cảm thấy lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc về sức khỏe của bé.
- Thay đổi kích thước tử cung: Thực tế, đến cuối thai kỳ, khoảng 20% máu của bạn sẽ được vận chuyển đến tử cung. Điều này có nghĩa là tim của bạn phải làm việc cật lực hơn.
- Chuẩn bị cho việc cho con bú: Trong và sau khi mang thai, các tuyến vú của bạn sẽ bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho việc cho bé bú. Các mô vú sẽ được mở rộng, do đó máu sẽ lưu thông về khu vực này nhiều hơn.
- Thay đổi nội tiết tố: Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai.
Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có gây hại cho bé không?
Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Không những vậy, đây còn là tín hiệu để bạn biết rằng cơ thể đang làm việc chăm chỉ để đảm bảo bé nhận được đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển.
Do đó, trong thời gian mang thai, nếu bạn thấy tim đập nhanh mà không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào khác thì đừng quá lo lắng bởi đây chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Nhịp tim thay đổi thế nào trong từng giai đoạn mang thai của mẹ bầu
Hoạt động của tim đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Ngoài việc hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, nó còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai mà hoạt động của tim cũng có những sự thay đổi nhất định:
1. Bà bầu tim đập nhanh tam cá nguyệt thứ nhất
Trong ba tháng đầu, nhịp tim của bạn sẽ tăng từ 15 đến 20 nhịp mỗi phút. Nguyên nhân của điều này là do hormone thai kỳ tăng cao, đặc biệt là hormone progesterone và estrogen. Sự gia tăng này cũng là dấu hiệu cảnh báo để tim biết rằng nó phải cung cấp nhiều máu hơn cho thai nhi.
2. Tim đập nhanh khi mang thai tam cá nguyệt thứ hai
Trong giai đoạn này, các động mạch trong cơ thể sẽ bắt đầu giãn nở để thích nghi với việc lưu lượng máu tăng lên và để đảm bảo rằng huyết áp của bạn vẫn bình thường dù tim đập nhanh. Trong tháng thứ tư, tim sẽ bơm máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với bình thường.
3. Tam cá nguyệt thứ ba bà bầu bị khó thở tim đập nhanh
Ba tháng cuối là thời điểm mà tim sẽ hoạt động nhiều nhất. Tim sẽ bơm máu nhiều hơn 40 đến 90% so với trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ oxy, chất dinh dưỡng cần thiết và để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh khi mang thai nên làm gì?
Mặc dù bà bầu bị khó thở tim đập nhanh khi mang thai là điều bình thường nhưng nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:
1. Sử dụng thuốc để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Mặc dù có nhiều loại thuốc giúp điều trị tình trạng bà bầu tim đập nhanh, nhưng tốt nhất bạn nên tránh sử dụng trong thời gian mang thai bởi các loại thuốc này có thể chứa các chất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngoài ra, trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
2. Thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà
- Giữ bình tĩnh là cách tốt nhất mà bạn nên làm nếu cảm thấy tim đập nhanh khi mang thai. Bạn có thể uống một ít trà hoa cúc để xoa dịu cảm xúc của bản thân.
- Ngủ đủ giấc, tập các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga cũng là những cách khá đơn giản nhưng rất hiệu quả để giúp bạn vượt qua tình trạng tim đập nhanh.
Bà bầu tim đập nhanh là hiện tượng sinh lý khá bình thường trong thai kỳ. Bạn đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc căng thẳng trong thời gian này. Đặc biệt, nếu có bất cứ nghi ngờ hay sợ hãi nào, hãy chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Bà bầu nên đi khám trong tình huống nào?
Nếu tim đập nhanh đi kèm với một trong những triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện khám để các bác sĩ có thể xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp:
- Cảm giác rõ nhịp tim tăng lên đột ngột, tim đập không đều, hồi hộp không rõ nguyên nhân, đánh trống ngực
- Khó thở nặng, tím tái hoặc cảm thấy yếu dần đi sau khi nhận thấy tim đập nhanh
- Đau tức ngực, tình trạng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi gắng sức làm một việc gì đó
- Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, khi nằm hoặc khó thở vào ban đêm.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm để đảm bảo rằng cả bạn và bé đều khỏe mạnh. Một trong những xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán nguyên nhân khiến tim đập nhanh đó là đo điện tâm đồ. Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp. Theo các chuyên gia, bạn nên duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để hạn chế việc tăng cân mất kiểm soát, từ đó tim cũng sẽ hoạt động tốt hơn.