[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

(3.54) - 51 đánh giá

Tìm hiểu bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn không những điều trị tốt hơn mà còn có thể chủ động ngăn bệnh tiến triển và phòng nhiều biến chứng nguy hiểm. Thực tế, có rất nhiều người chữa hoài không đỡ vì phát hiện lúc đang ở giai đoạn cuối!

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin cho cơ thể và các hormon này cũng giảm khả năng đưa đường vào tế bào để chuyển hóa (kháng insulin). Bệnh được chia thành 3 loại chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, còn có một loại mới mang tên tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường não).

Tùy theo mỗi giai đoạn bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau. Điều trị không đúng cách có thể khiến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh tiểu đường bị suy giảm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu tiểu đường có mấy giai đoạn để chủ động phòng và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

Với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ sẽ không chia giai đoạn. Nhưng ở tuýp 2, bệnh có thể phân thành 4 giai đoạn chính: tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, xuất hiện biến chứng và tiểu đường giai đoạn cuối.

1. Giai đoạn tiền tiểu đường

Giai đoạn này còn được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu, rối loạn đường huyết khi đói hay rối loạn dung nạp glucose.

Trong giai đoạn này, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2: chỉ số glucose máu khi đói 5,6 – 6,9 mmol/l, sau ăn 2 tiếng là 7,8 – 11 mmol/l trong khi bình thường là dưới 5,6 khi đói và dưới 7,8 sau khi ăn.

Bạn có thể nhận biết tiền tiểu đường qua một số triệu chứng: xuất hiện các mảng da sậm màu ở nách, sau gáy, thấy mệt, hay khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu này đều khá mờ nhạt nên hầu như mọi người ít nhận ra.

2. Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

Người bệnh có thể thấy mờ mắt ở cả giai đoạn tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Nếu bạn không ổn định đường huyết tốt ngay ở giai đoạn đầu tiền tiểu đường thì bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

Khi này, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất đủ insulin cung cấp cho cơ thể, cộng thêm tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng vượt ngưỡng (chỉ số glucose máu khi đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11,1 mmol/l) và gây ra các triệu chứng rõ rệt:

  • Da khô, ngứa ngáy
  • Tê bì, nóng rát chân tay
  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Ăn nhiều nhưng nhanh đói
  • Mờ mắt, đau căng tức hốc mắt
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là về đêm

Khi bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, bạn có thể phải dùng thuốc để điều trị nếu thay đổi chế độ ăn, tập luyện hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ không làm giảm được đường huyết.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

3. Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Khoảng cách từ giai đoạn phát hiện tiểu đường đến khi có biến chứng thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết. Có đến 50% người bệnh gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán.

Một số biến chứng khó tránh khỏi trong quá trình tiến triển của bệnh:

  • Biến chứng thần kinh: giảm cảm giác nhận biết đau nóng lạnh, tê bì, nóng rát tay chân, chuột rút về đêm, tim đập nhanh khi nghỉ, táo lỏng thất thường…
  • Biến chứng ở da: khô da, da nứt nẻ, ngứa ngáy, nhiễm nấm…
  • Biến chứng mắt: đau nhức hốc mắt thường xuyên, mắt mờ nhòe không nhìn rõ chữ, xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt, xuất huyết võng mạc.
  • Biến chứng tim mạch: các biến chứng tim mạch như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tắc hẹp động mạch chi…
  • Biến chứng bàn chân: vết thương lâu lành, nhiễm trùng, hoại tử, loét bàn chân…
  • Bệnh thận đái tháo đường: tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, có microalbumin niệu, phù chân…

Trong giai đoạn 3 này, thay vì chỉ giảm đường huyết, bạn cần kiểm soát tốt cả huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành kết hợp các giải pháp hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường.

4. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng (liệt dạ dày, suy thận, suy tim, loét hoại tử bàn chân, xuất huyết võng mạc…) làm giảm tuổi thọ người bệnh nhanh chóng.

Vì vậy, người bệnh không cần kiểm soát glucose máu quá chặt chẽ mà chủ yếu điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống.

Thời gian diễn ra các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường có thể dài ngắn khác nhau. Nếu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tốt, bạn có thể trì hoãn, thậm chí đảo ngược tiến triển bệnh.

Bí quyết đảo ngược tiến triển của tiểu đường

Tập thể dục mỗi ngày giúp đảo ngược các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

Sau khi đã hiểu rõ bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn có thể lên ngay kế hoạch đảo ngược tiến triển của bệnh bằng cách kết hợp các biện pháp sau đây.

1. Tập thể dục đều đặn

Bạn nên tập thể dục (đi bộ, đạp xe, bơi lội, Thái Cực quyền, yoga…) ít nhất 30 phút/ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp bạn giảm đường huyết và giữ cân nặng khỏe mạnh.

2. Dùng thuốc theo chỉ định

Trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý kỹ các loại thuốc giúp hạ đường huyết. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần hỏi rõ cách dùng và các tác dụng phụ có thể gặp để phòng ngừa nếu có thể.

3. Kiểm soát lượng tinh bột

Phần lớn lượng đường trong máu đến từ các thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bún, miến, phở, bánh quy, kẹo… Bạn cần hạn chế nguồn đường này để kiểm soát đường huyết.

Tuy nhiên, tinh bột cũng đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này, bạn nên ăn giảm trong mỗi bữa và ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây tươi) hơn để làm chậm quá trình hấp thu đường.

4. Từ bỏ thói quen hại sức khỏe

Nếu bạn đang hút thuốc lá hay uống rượu bia mỗi ngày, hãy tìm cách từ bỏ. Bởi những thói quen này sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp biến chứng hơn bình thường từ 30 – 40%.

5. Sử dụng thảo dược Đông y

Để cùng lúc đạt được 2 mục tiêu phòng ngừa biến chứng và ổn định đường huyết, bạn có thể sử dụng thêm các cây thuốc, thảo dược Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Nhiều cây thuốc nam như Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn… đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ mạch máu và thần kinh; đồng thời giúp cơ thể tự điều chỉnh rối loạn chuyển hóa chất đường – chất đạm – chất béo (cholesterol). Nhờ đó, người bệnh tăng hiệu quả giảm đường máu, phòng chống và cải thiện biến chứng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết chăm sóc ba mẹ lớn tuổi

(52)
Người ta hay nói: “Ba mẹ nuôi con bằng trời bằng biển, con nuôi ba mẹ tính tháng tính ngày”, việc chăm sóc ba mẹ lớn tuổi từ xưa đã là một đạo hiếu ... [xem thêm]

Nên ăn gì trước khi tập thể dục?

(90)
Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học song song với tập thể dục, bạn không cần đắn đo phải ăn gì trước khi tập nữa. Tuy nhiên, bạn ... [xem thêm]

Những thông tin về việc người bệnh sỏi túi mật nên ăn gì

(12)
Người bị sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng gì là những vấn đề mà người bệnh thường quan tâm. Việc áp dụng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát ... [xem thêm]

9 cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà

(43)
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đế thẩm mỹ của người bệnh. Điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà không phải là điều ... [xem thêm]

Ăn một mình ở nhà chẳng sợ cô đơn!

(50)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

4 điều bạn nhất định phải làm khi bị bướu cổ

(29)
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, bệnh bướu cổ đang có chiều hướng gia tăng. Nhìn chung, bướu cổ không phải là một bệnh khó trị, nếu phát hiện sớm ... [xem thêm]

Những loại thuốc thường dùng khi bị sốt siêu vi

(86)
“Sốt siêu vi uống thuốc gì?” là câu hỏi nhiều người quan tâm với mong muốn giảm bớt các triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu khi cơ thể bị virus tấn ... [xem thêm]

Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm giúp bổ máu sau (Phần 1)

(26)
Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Vậy để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm như thế nào? Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN