Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1-3 tuổi

(3.74) - 45 đánh giá

Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để duy trì tốc độ phát triển này. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để cho bé duy trì 1 chế độ ăn uống cân bằng, kể cả khi bé rất kén ăn.

Chế độ ăn uống cân bằng là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Một chế độ ăn uống cân bằng nên chứa nhiều loại thực phẩm khác nhau, dưới dạng nhiều loại combo khác nhau (combo là nhiều món ăn gộp chung lại với nhau thành một món). Chếđộ ăn uống này đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển, khôn lớn và khám phá thế giới xung quanh. Qua đó, bé sẽ được khám phá các hương vị mới lạ và tự mình phát triển thói quen ăn uống lành mạnh lâu dài.

Tuy nhiên, việc cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ mỗi ngày là điều không dễ. Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu bạn không duy trì được nó. Miễn là bé luôn ăn tốt, thì tức là bé đang nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Bé cần những loại thực phẩm nào để có được một chếđộ ăn uống cân bằng?

Bạn không cần phải lúc nào cũng phải cho ăn đúng các loại thức ăn nhất định để cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng cụ thể. Ví dụ như thịt cung cấp protein, nhưng đừng ép bé ăn hoài cháo thịt hoặc cơm với thịt mà nên thay bằg đậu xanh, đậu tương và bơ đậu phộng cũng mang đến lượng protein tương tự.

Bạn cũng có thể cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng mà bé cần bằng cách chế biến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu bé thích trứng luộc và sữa, hãy thử làm bánh cho bé ăn. Cùng là các chất dinh dưỡng đó, nhưng hãy đa dạng hoá các món ăn cho bé!

Bạn hãy cho bé ăn đầy đủ các món ngọt và món mặn trong bữa trưa và bữa tối, tạo cơ hội để bé ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bé sẽ thấy hứng thú trong ăn uống hơn nếu bạn cố gắng sáng tạo và đa dạng hóa các bữa ăn.

Để giúp bé ăn tốt, bạn nên cho bé ăn đầy đủ các món có trong các nhóm thực phẩm sau đây mỗi ngày:

Các loại thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)

Bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột trong mỗi bữa ăn cùng với đồ ăn nhẹ Các loại thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: cơm, ngũ cốc, mỳ ống, bột mỳ, các loại khoai và chuối.

Hãy kết hợp cả hai loại tinh bột (có trong bí đỏ, khoai tây, bánh mì,…) và ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch, cháo…) để tạo sự đa dạng cho bé chọn lựa món mình thích nhất. Con bạn có thể thích bánh mì, vậy tại sao bạn lại chỉ cho bé ăn sandwich trong khi cả hai loại đều giàu tinh bột? Bạn có thể nấu cháo bí đỏ cho bé ăn, vừa không ngán lại đảm bảo chất lượng tinh bột đấy!

Đừng chỉ cho bé ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Loại thực phẩm này dễ tạo cảm giác no hơn là các loại carbohydrate khác, có nghĩa là con bạn có thể sẽ no bụng trước khi hấp thụ đẩy đủ calo và chất dinh dưỡng.

Trái cây và rau củ

Đây là loại thực phẩm đặc biệt quan trọng vì có chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé phát triển. Bạn có thể thấy rằng bé thích ăn trái cây hơn là ăn rau, có thể là do vị ngọt của trái cây. Nhưng bạn vẫn phải cho bé ăn rau đầy đủ để đảm bảo các thành phần cần có trong 1 bữa ăn bình thường.

Mẹ nên tạo hứng thú bằng cách cho trẻ ăn các loại trái cây hay rau củ bất kì. Bạn có thể thử sắp xếp trái cây và rau thành các hình dạng của khuôn mặt, hoặc cắt chúng ra rồi cho bé ăn với nước xốt.

Trái cây hoặc rau quả có màu sặc sỡ cũng có thể kích thích bé ăn nhiều hơn. Chuối, kiwi, việt quất và dâu tây bạn có thể xắt nhỏ thành 1 đĩa trái cây. Hoặc bạn có thể sử dụng hạt bắp, bông cải xanh và súp lơ để tạo ra một món rau trộn nhiều màu sắc.

Cố gắng tạo hứng thú cho bé trong khi học ăn trái cây và rau củ nhé. Bằng cách này, bé sẽ nhận thức được tráng miệng không còn có nghĩa là kẹo, sô cô la, hoặc bánh ngọt nữa.

Thức ăn giàu sắt và protein

Con bạn cần được ăn đẩy đủ các loại thực phẩm có nhiều chất sắt và protein hai lần hoặc ba lần một ngày. Bao gồm các loại thịt, cá, trứng, các loại hạt và đậu hoặc các chếphẩm từ hạt. Trẻ có thể bị nghẹn khi ăn hạt, vì vậy hãy nghiền nhỏ và trộn chung vào thức ăn cho bé, mẹ nhé.

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất canxi, rất quan trọng trong việc phát triển xương và răng ở bé. Bạn nên cho bé dùng nhiều sữa mỗi ngày. Thực phẩm từ sữa bao gồm pho mát và nước sốt pho mát, sữa hay sữa chua. Nếu bạn muốn cho bé ăn sữa chua, hãy chọn sữa chua trắng, có chứa chất béo, hoặc ít đường. Để tạo độ ngọt cho sữa chua, hãy thử trộn chung với trái cây.

Sữa vẫn luôn là nguồn canxi dồi dào cho bé, nhưng bé không còn cần uống nhiều sữa như trước đó nữa. Bạn nên cho bé uống khoảng 350 ml đến 500 ml sữa mỗi ngày là vừa đủ. Không nên cho bé uống nhiều hơn vì sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn của bé đối với các loại thực phẩm khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bạn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ cho đến khi bé được hai tuổi, hoặc thậm chí lâu hơn. Nếu bạn không đủ sữa cho bé bú, thì có thể dùng sữa bò thay thế.

Nếu bạn quyết định cho bé uống sữa bò, thì hãy đảm bảo sữa có đầy đủ hàm lượng chất béo cho đến khi bé được hai tuổi. Bé sẽ cần thêm calo để phát triển đẩy đủ. Sữa nguyên kem cũng chứa nhiều vitamin A hơn so với sữa ít béo. Khi trẻ mới biết đi, bạn có thể bắt đầu cho bé uống sữa tách béo một phần nếu muốn, nhưng tránh cho bé uống sữa tách béo cho đến khi bé được ít nhất năm tuổi nhé.

Thực phẩm nào mẹ nên hạn chếcho con 1 đến 3 tuổi sử dụng?

Đó chính là một số loại thực phẩm có chứa nhiều calo, nhưng ít chất dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo những loại thức ăn nên hạn chế dưới đây:

Thực phẩm giàu chất béo và đường

Con bạn cần nhiều calo để luôn dồi dào năng lượng, nhưng các loại thức ăn như bánh ngọt, bánh quy hay kem không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bé sẽ có nguy cơ béo phì nếu ăn nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn chút ít hoặc cố gắng thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.

Kẹo và sô cô la

Đây là món ăn khoái khẩu của trẻ, nhưng bạn không nên cho bé ăn mỗi ngày. Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường và mang lại rất ít lợi ích cho cơ thể, thậm chí có thể làm bé chán ăn. Chúng cũng có thể làm hư răng của trẻ nữa đấy nhé.

Thức ăn mặn

Con bạn không cần nhiều hơn 2 g muối một ngày. Chuyện này khá khó kiểm soát vì một số loại thực phẩm tự nhiên đã có chứa muối. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để tránh cho trẻ hấp thụ quá nhiều muối:

  • Cho bé ăn khoai tây chiên giòn và đồ ăn nhẹ có vị mặn chỉ một lần một tuần. Một gói khoai tây chiên giòn là quá nhiều nên bạn chỉ cho bé ăn chút ít mỗi lần thôi nhé.
  • Cố gắng không nêm muối vào thức ăn của trẻ bằng cách sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thay thế nhé. Nếu bạn và các thành viên khác trong gia đình muốn thêm gia vị, thì hãy tách biệt với đồ ăn của trẻ.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn sẵn. Những thực phẩm này thường chứa rất nhiều muối. Nếu bạn cho bé ăn đồ ăn sẵn hãy cho bé ăn 1 lượng ít thôi và ăn kèm thêm với nhiều rau nhé.

Cá có nhiều dầu

Dầu cá là một nguồn chất béo omega-3, vitamin, và khoáng chất tuyệt vời. Cá hồi, cá thu và cá ngừ tươi là các loại cá có chứa nhiều chất béo. Dù vậy, bạn không cần cho bé ăn thường xuyên. Nguyên nhân là do trong dầu cá có chứa một lượng nhỏ các chất độc có thể tích tụ theo thời gian. Một tuần cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa cá có dầu là hợp lí nhé.

Dù vậy bạn lại không phải kiêng hầu hết các loại cá trắng cho bé. Bạn có thể cho bé ăn các loại cá như cá tuyết chấm đen, cá chim và cá đuối nếu bé thích ăn. Tuy nhiên, một số loài cá trắng chứa hàm lượng tương tự các độc tố như đối với các loại cá chứa dầu, vì vậy bạn không nên cho bé ăn quá 4 lần 1 tuần các loại:

  • cá tráp biển;
  • cá bass;
  • cá hồi đá;
  • cá bơn turbot;
  • cá bơn.

Trẻ em dưới 16 nên tránh ăn cá mập, cá kiếm và cá marlin do chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác, cản trở sự phát triển cơ thể của trẻ.

Đậu phộng

Nếu bé bị suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm, bạn nên đưa bé đi khám trước khi cho bé ăn thức ăn có chứa đậu phộng. Nếu các thành viên khác trong gia đình bị dị ứng thì cũng vậy nhé. Bằng cách này bạn có thể giúp ngăn chặn một số phản ứng dị ứng mà bé có thể mắc phải. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Liệu bé cần bổ sung vitamin?

Trẻ em từ sáu tháng tuổi đến năm năm tuổi nên uống bổ sung vitamin A, C và D. Các vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, và thúc đẩy cơ thể bé phát triển khoẻ mạnh.

Một số trường hợp cần đặc biệt bổ sung vitamin cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi:

  • Trẻ biếng ăn;
  • Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Trẻ có làn da sẫm màu.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Có nên cho bé ăn thực phẩm hữu cơ?
  • Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 món ăn nhẹ trước khi sinh mẹ bầu cần mang theo khi đi bệnh viện

(34)
Chuyển dạ sinh con là một quá trình gian nan và vất vả. Để vượt qua hành trình này, bạn cần phải có năng lượng, sức khỏe tốt. Do đó, bạn cần nạp một ... [xem thêm]

Dậy sớm tập thể dục: 30 ngày biến điều không thể thành có thể!

(21)
Với bao nhiêu lo lắng từ công ty về đến nhà, việc dậy sớm tập thể dục bỗng trở nên thật xa xỉ khi bạn chỉ muốn được ngủ thoải mái đến sáng. ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi?

(80)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

10 thực phẩm vàng cho đôi mắt sáng

(77)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Xanh Pôn

(43)
Bệnh viện Xanh Pôn được thành lập vào ngày 26–8–1970 ở Hà Nội. Hiện nay, Bệnh viện Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội với ... [xem thêm]

Đừng chủ quan nếu thiếu vitamin C, vì có thể bạn đang bị bệnh scurvy

(20)
Thiếu vitamin C dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Thực tế là người ta có khả năng bị một căn bệnh với hàng loạt triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Gan nhiễm mỡ độ 2: Mối nguy hiểm cận kề

(86)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Phương pháp trị sẹo rỗ đáy vuông: Nỗi ám ảnh sau mụn

(55)
Sẹo rỗ đáy vuông là một biến thể nặng của sẹo rỗ, thường hình thành sau mụn. Điều trị sẹo rỗ đáy vuông tại nhà thường không đạt hiệu quả cao và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN