Giải mã 7 hiểu lầm thường gặp về chứng rối loạn đa nhân cách

(4.37) - 48 đánh giá

Hội chứng rối loạn đa nhân cách (rối loạn phân ly) thường được cho là có liên quan đến các chấn thương nặng nề về tâm lý và thể chất.

Theo Bethany Brand, giáo sư tâm lý học tại Đại học Towson thì: “Chúng ta vẫn còn nhiều hiểu lầm về bệnh rối loạn đa nhân cách”. Sự hiểu lầm đó sẽ khiến cho bệnh nhân phải chịu sự kỳ thị không đáng có. Dưới đây là 7 cách nhìn sai lệch về đa nhân cách mà nhiều người vẫn cho là đúng.

1. Rất ít người mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 3% dân số thế giới có đủ các dấu hiệu của bệnh đa nhân cách. Con số này chứng tỏ dạng rối loạn này cũng phổ biến như rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Tuy vậy, tỷ lệ người mắc bệnh thực chất cao hơn nhiều. Tiến sĩ Brand cho biết thêm: “Mặc dù bệnh rối loạn nhân cách phân ly khá phổ biển, các nghiên cứu về nó vẫn còn rất thiếu hụt”. Các nhà nghiên cứu thường phải tự duy trì các nghiên cứu chứ không nhận được sự bảo trợ của các tổ chức y tế.

2. Không khó nhận ra người đa nhân cách

Đây là thông tin sai lệch nhưng được rất nhiều người tin tưởng. Chân dung của người đa nhân cách bạn thường thấy trên phim không phải là chân dung thật sự của họ. Những triệu chứng của bệnh nhân đều đã bị phóng đại lên, đồng thời biến hóa qua lăng kính điện ảnh. Càng kỳ lạ, nhân vật càng có sức hút. Chính vì vậy, chúng ta thường lầm tưởng người đa nhân cách sẽ rất khác biệt với những người khác, ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Tuy vậy, người mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách có những biểu hiện tinh tế hơn bất cứ vai diễn nào. Tiến sĩ Brand cho biết: “Phải mất trung bình 7 năm để các bác sĩ tâm thần có thể chẩn đoán chính xác ai đó bị đa nhân cách hay không”.

Việc chẩn đoán căn bệnh này gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là vì bệnh nhân cũng đồng thời gặp phải triệu chứng của các bệnh lý về tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn sau chấn thương (PTSD), rối loạn ăn uống…

3. Người mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách có tính cách khác biệt

Sự thật là thay vì có những tính cách khác thường như mọi người vẫn nghĩ, người đa nhân cách lại có các trạng thái khác nhau. Nó giống như người có những cách sống khác nhau.

Bên cạnh đó, y học cũng tìm ra nhiều rối loạn dẫn đến việc thay đổi trạng thái con người. Điển hình việc người bị rối loạn nhân cách ranh giới sẽ chuyển từ trạng thái bình tĩnh sang tức giận cực độ. Người bị rối loạn hoảng sợ có thể đi từ trạng thái êm dịu đến hoảng loạn. Tuy nhiên, bệnh nhân của các hội chứng này đều nhớ rất rõ những gì họ đã làm (hoặc nói), trái ngược với chứng mất trí nhớ tạm thời mà bệnh nhân đa nhân cách gặp phải.

Người ta thường chú trọng vào việc tìm ra nhân cách chính của người bệnh. Ngược lại, đối với các bác sĩ tâm thần thì điều đó không quan trọng”, Brand nhận định. Điều trị đa nhân cách chủ yếu giúp bệnh nhân điều chỉnh những xung đột giữa các nhân cách khác. Những nhân cách khác của họ không có quá nhiều sự khác biệt so với người bình thường.

4. Điều trị làm cho bệnh đa nhân cách tồi tệ hơn

Một số nhà phê bình tin rằng, việc điều trị chỉ làm trầm trọng thêm các biểu hiện của hội chứng rối loạn đa nhân cách. Điều này không sai đối với các phương pháp lỗi thời hoặc các nhà trị liệu thiếu chuyên môn. Tuy nhiên, kết quả không mong muốn này có thể xảy ra ở tất cả các chứng rối loạn nhân cách. Các phương pháp trị liệu đa nhân cách đang được hoàn thiện để có thể giúp ích cho bệnh nhân.

Theo “Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu chấn thương và phân ly” – tổ chức hàng đầu về đào tạo và điều trị các rối loạn phân ly, các nhà nghiên cứu đã có các hướng dẫn điều trị rối loạn đa nhân cách mới nhất. Những hướng dẫn này có sự hỗ trợ của tiến sĩ Brand, trong việc cung cấp các điều trị cho trẻ em và thiếu niên mắc bệnh đa nhân cách.

Brand và đồng nghiệp đã tiến hành đánh giá các nghiên cứu điều trị về các rối loạn phân ly, được công bố trên “Tạp chí Bệnh tâm thần kinh”. Cụ thể, các chuyên gia đã nhận thấy sự cải thiện phần lớn triệu chứng của bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, Brand cho rằng cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh tâm thần này.

5. Các nhà trị liệu sẽ loại bỏ các nhân cách được sản sinh

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng các chuyên gia sẽ dần dần loại bỏ các nhân cách được sản sinh, để người bệnh chỉ còn một nhân cách chính. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại.

Theo Healhtline, các chuyên gia trị liệu vẫn luôn cố gắng tạo ra sự giao tiếp và hợp tác giữa các nhân cách. Họ sẽ giúp bệnh nhân có thể quản lý cảm xúc, xung đột và đối mặt với những ký ức đau buồn. Việc giúp người bệnh đối mặt với quá khứ có tác dụng rất lớn trong điều trị hội chứng rối loạn đa nhân cách.

Đó là một quá trình cần nhiều thời gian. Sự hợp nhất bản thể xảy ra khi các nhân cách đã tìm được cách sống chung với nhau. Quá trình này không diễn ra một cách khủng khiếp đi kèm với tiếng gào thét như điện ảnh vẫn hay thể hiện. Nó âm thầm và chậm rãi hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Brand cũng nói: “Qua quá trình điều trị, sự khác biệt giữa các nhân cách giảm dần. Người bệnh sau đó sẽ có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn mà không cần sự xuất hiện của bất cứ ai khác bên trong họ”.

6. Chỉ những người bị hội chứng rối loạn đa nhân cách mới bị phân ly

Người bệnh có xu hướng “phân thân” thành các nhân cách khác nhau để tránh né các chấn thương hoặc các tình huống áp đảo. Chính vì vậy, các chứng bệnh về tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng có xuất hiện sự phân ly.

Các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, cụ thể là nghiên cứu về rối loạn tâm lý tổn thương sau chấn (PTSD) đang bắt đầu phân tích lại dữ liệu. Mục đích của việc này là phân nhóm bệnh nhân theo tiêu chí có tính phân ly cao và thấp. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy người bệnh có tính phân ly cao thường có phản ứng kém linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về não đã chỉ ra hoạt động não của người bệnh có tính phân ly cao rất khác biệt so với người bệnh có tính phân ly thấp.

7. Thuật thôi miên được sử dụng để khám phá ký ức bệnh nhân

Một số nhà trị liệu từng tin rằng thôi miên có thể giúp người mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách lấy lại những ký ức chính xác (như ký ức về sự lạm dụng). Tuy vậy, các nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng: người bệnh có xu hướng cảm thấy những ký ức nhà trị liệu nói ra rất quen thuộc, dù họ chưa từng trải qua chúng.

Chính vì vậy, các hiệp hội trị liệu có uy tín về thôi miên luôn khuyến cáo nhà trị liệu không nên sử dụng thuật thôi miên trong việc điều trị bệnh tâm thần. Đặc biệt, thuật thôi miên không giúp bệnh nhân nhớ lại ký ức mà đôi lúc còn khiến họ lầm tưởng ký ức của người khác là của mình.

Các nhà trị liệu có thể thử sử dụng thôi miên để khám phá ký ức, khi và chỉ khi họ đã thu thập đủ thông tin của người bệnh”, Brand cho biết. Thông thường, nhà trị liệu chuyên nghiệp chỉ sử dụng thuật thôi miên để kiểm soát sự lo lắng và những cơn đau mạn tính. Mặt khác, người đa nhân cách thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy họ có thể ngủ ngon hơn nếu được thôi miên đúng cách.

Ngoài ra, bệnh nhân đa nhân cách cũng đồng thời bị đau nửa đầu nghiêm trọng. Đó có thể là do mối tương quan, sự xung đột nội bộ giữa các nhân cách bên trong họ. Chẳng hạn, nhân cách A thôi thúc họ tự tử nhưng nhân cách B thì không ngừng ngăn cản. Điều đó khiến cho người bệnh cần được thôi miên để làm dịu các xung đột. Thuật thôi miên cũng có thể kiểm soát các ký ức đau thương, bị xâm hại.

Người đa nhân cách thường rất dễ bị thôi miên”, Brand nói, “Chúng tôi chỉ cần nói người bệnh thở thật sâu, thật chậm và tưởng tượng đang ở một nơi an toàn. Họ lập tức rơi vào trạng thái bị thôi miên”.

Hội chứng rối loạn đa nhân cách là một trong những vấn đề về tâm thần phức tạp nhất. Bệnh cũng mang đến nhiều hiểu lầm trong suy nghĩ cộng đồng, dẫn đến khó khăn trong việc điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Người hay khóc một mình là bị bệnh gì?

(44)
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác ban ngày cười nói vui vẻ với mọi người nhưng ban đêm lại ủ rũ khóc một mình? Khóc nhiều trong thời gian dài có thể là ... [xem thêm]

Nghiện mạng xã hội: “Xiềng xích” khiến bạn mất tự do

(94)
Bạn có chộp ngay lấy chiếc điện thoại và kiểm tra thông báo mới vào mỗi buổi sáng ngay khi thức dậy? Nếu câu trả lời là “dĩ nhiên” thì bạn có thể ... [xem thêm]

Hội chứng sợ đám đông khiến thế giới của bạn thu nhỏ lại

(68)
Nếu mắc hội chứng sợ đám đông, bạn sẽ cảm thấy sợ nói trước đám đông và sợ giao tiếp nên chỉ muốn thu mình trong không gian nhỏ hẹp ở nhà. Thậm ... [xem thêm]

Hưng cảm

(64)
Tìm hiểu chungHưng cảm là gì?Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, ... [xem thêm]

Suy giảm nhận thức nhẹ

(57)
Tìm hiểu chungSuy giảm nhận thức nhẹ là gì?Suy giảm nhận thức nhẹ là giai đoạn trung gian giữa suy giảm nhận thức dự kiến do lão hóa tự nhiên và suy giảm ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình

(22)
Tìm hiểu chungKhái niệm bạo lực gia đìnhTheo Tổ chức Hỗ trợ Phụ nữ, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi như: kiểm soát, ép buộc, đe dọa, hạ ... [xem thêm]

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn mệt mỏi tinh thần

(64)
Những khó khăn trong cuộc sống có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung làm việc hiệu quả. Bạn cứ tưởng là do thể chất không ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh hoang tưởng tự cao?

(68)
Hoang tưởng tự cao là một niềm tin lệch lạc, bất thường về cái tôi của một người. Chẳng hạn như, người bệnh có thể tin rằng họ là người nổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN