Đi bộ giúp cải thiện bệnh đau khớp gối như thế nào?

(3.89) - 40 đánh giá

Đau khớp gối gây cho bạn những cơn đau khó chịu, đồng thời cản trở hoạt động hằng ngày. Vậy liệu đi bộ có giúp bạn cải thiện cơn đau, hay làm nó trầm trọng hơn?

Đau khớp gối là tình trạng rất phổ biến. Khi bạn bị đau khớp gối, đầu gối sẽ trở nên đau, sau đó b. Bạn sẽ tự hỏi liệu mình có thể tiếp tục đi bộ hay việc tập thể dục có gây ảnh hưởng đến đầu gối? Hoặc bạn chỉ muốn biết liệu đi bộ có thể ảnh hưởng đến đầu gối khỏe mạnh? Câu trả lời là: đi bộ hợp lý có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau khớp gối.

Bệnh đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối, thường được gọi là đau đầu gối, là tình trạng mà đầu gối của bạn trở nên đau đớn do hoạt động quá mức, hoặc do chấn thương, hoặc các bệnh nền khác, như viêm khớp (viêm xương khớp). Bạn có thể bị đau khớp gối ít nhất một lần trong đời. Đau có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải đi khám bác sĩ để điều trị.

Đầu gối của bạn dễ bị đau bởi chúng phải chịu trọng lượng cơ thể và tăng thêm lực khi bạn chạy, leo hoặc nhảy. Bạn có nguy cơ bị đau đầu gối khi già đi, thừa cân hoặc béo phì, hoặc khi bạn chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền hoặc bóng rổ.

Đi bộ có thể giúp ích cho bệnh đau khớp gối như thế nào?

Đôi khi bạn không hề có bất kỳ triệu chứng nào khi bị đau khớp gối. Nhưng có lúc bạn cảm thấy đau và không muốn làm bất cứ điều gì. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cân và đau đầu gối nhiều hơn. Cho đến khi bác sĩ nói NGỪNG, bạn có thể tiếp tục tập thể dục. Hoặc bạn đi bộ vì đi bộ có thể có lợi cho bệnh đau khớp gối của bạn.

Nếu cảm thấy quá đau khi di chuyển đầu gối, bạn có thể bắt đầu với 10 phút đi bộ mỗi ngày, sau đó tăng dần theo thời gian. Điều này có thể giúp đầu gối của bạn quen dần với quá trình chuyển động. Chọn một đôi giày đi bộ thích hợp. Chúng có thể hỗ trợ cho đầu gối của bạn. Và bạn nên nhớ cung cấp đủ nước cho cơ thể khi đi bộ.

Tăng cường cơ

Các bài tập hoặc thể thao liên quan đến chuyển động giúp tăng cường cơ ở chân có thể là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các cơ khỏe mạnh có thể hỗ trợ cho đầu gối và giữ cho chúng linh hoạt. Cơ bắp mạnh cũng có thể giúp làm giảm áp lực lên khớp, sụn ở đầu gối.

Cải thiện khớp

Đầu gối có chất sụn hoạt động như bộ giảm xóc giúp bạn di chuyển mà không cần ma sát các xương trong đầu gối. Khi bạn đi bộ, bạn liên tục dồn áp lực lên lần lượt hai đầu gối. Điều này có thể giúp cung cấp máu chứa các chất dinh dưỡng cho đầu gối. Chất dinh dưỡng giúp đầu gối của bạn lành tốt hơn.

Giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh

Trọng lượng thừa có thể gây thêm áp lực lên đầu gối của bạn. Đi bộ có hiệu quả có thể giúp bạn giảm cân và giữ trọng lượng trong giới hạn khỏe mạnh.

Khi nào bạn nên dừng đi bộ?

Mặc dù đi bộ có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau khớp gối, bạn nên lắng nghe cơ thể và dừng lại khi có bất cứ điều gì báo hiệu đầu gối của bạn đang trở nên tồi tệ hơn.

  • Đầu gối của bạn sưng lên đột ngột;
  • Bạn cảm thấy đau tại đầu gối bị ảnh hưởng khiến bạn không thể đứng trên một chân;
  • Bạn không thể giữ thăng bằng, bạn có thể ngã xuống.

Những việc bạn có thể làm khi bị đau khớp gối

Các bài tập hoặc các hoạt động thể chất tốt cho đầu gối và sức khỏe tổng thể của bạn. Vì vậy, ngoài đi bộ, bạn có thể tập các bài tập khác như đi xe đạp, bơi lội, hoặc các bài tập dưới nước cũng giúp cải thiện tình trạng đau đầu gối. Bạn hãy nhớ làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ hoặc huấn luyện viên.

Đi bộ có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau khớp gối bằng cách tăng cường các cơ hỗ trợ cho đầu gối của bạn, tái cấu trúc các khớp, và giữ trọng lượng trong giới hạn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng vật dụng thích hợp và làm theo lời khuyên của bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để có được kết quả tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giãn ống dẫn sữa

(94)
Giãn ống dẫn sữa không phải là bệnh thường gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trung niên. Thông thường, bệnh không gây ra vấn đề đáng lo ngại gì, nhưng ... [xem thêm]

Các biến chứng nguy hiểm của hen suyễn

(74)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Những sự thật không ngờ về màng trinh

(28)
Màng trinh được xem là “cái ngàn vàng” của con gái. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa thật sự hiểu được chức năng của màng trinh và những giai thoại ... [xem thêm]

Giúp con vượt qua tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi

(26)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể

(74)
Bạn có thể có phản ứng với một số loại thức ăn hoặc có dị ứng nhẹ với một chất gì đó bạn tiếp xúc, nhưng điều đó không nghiêm trọng so với ... [xem thêm]

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

(84)
Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn ... [xem thêm]

14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái mà bạn cần biết

(63)
Nếu biết sớm các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái, bạn sẽ ngăn ngừa được các tình trạng khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.Triệu chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN