Bà bầu ăn cá trong thai kỳ: Nên hay không?

(3.93) - 26 đánh giá

Bà bầu ăn cá rất tốt cho bé, tuy nhiên, khi chọn lựa cá, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh chọn phải những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.

Mẹ bầu ăn cá khi mang thai có an toàn không là nỗi băn khoăn thường của không ít các thai phụ. Thực tế, cá đem đến rất nhiều lợi ích và được coi là thực phẩm an toàn, bổ dưỡng. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi để biết thêm một số thông tin hữu ích về việc ăn cá trong thai kỳ nhé.

Bà bầu có nên ăn cá?

Đây là băn khoăn của phần lớn phụ nữ mang thai và câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lựa kỹ càng và chế biến cẩn thận để đảm bảo cơ thể bạn và bé nhận được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhất. Thịt cá chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp nhưng lại chứa một lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi như vitamin D và protein. Không những vậy, cá còn chứa nhiều axit béo omega-3, một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi nhưng lại rất khó tìm thấy ở các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên thêm cá vào chế độ ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Cá bị nhiễm độc thủy ngân: Nỗi lo của nhiều bà bầu

Bạn nghe nhiều người nói có thai không nên ăn cá? Lời khuyên này xuất phát từ việc cá bị nhiễm độc thủy ngân. Thủy ngân là độc tốt được tìm thấy trong nước và không khí. Do quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, hiện hàm lượng thủy ngân được thải vào sông, hồ ngày càng nhiều, gây ô nhiễm nặng. Cá sống trong những vùng nước có chứa thủy ngân sẽ dễ bị nhiễm phải hóa chất này, thậm chí dù đã nấu chín thì loại độc tố này cũng không thể đào thải hết.

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho thai nhi nhưng nếu bạn ăn phải cá bị nhiễm độc thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển thần kinh của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người mẹ hấp thu một lượng lớn thủy ngân. Do đó, để bảo vệ bé yêu, khi chọn lựa cá, bạn nên hết sức thận trọng và tốt nhất chỉ nên chọn những loại cá được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là ít bị nhiễm độc thủy ngân.

Bà bầu ăn cá bị nhiễm thủy ngân có thể đối mặt với điều gì?

Khi ăn cá bị nhiễm thủy ngân, chất độc này sẽ di chuyển qua nhau thai và đi vào cơ thể bé. Theo nghiên cứu, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể có tác động đến não và hệ thần kinh của thai nhi, làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức của bé sau khi chào đời.

Nếu vô tình ăn phải những con cá chứa thủy ngân, bạn đừng quá hoảng sợ. Đầu tiên, bạn cần ngừng ăn ngay lập tức và đến bệnh viện ngay. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giúp loại bỏ kim loại ra khỏi các cơ quan và giảm tác dụng của nó.

Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn cá

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mỗi tuần bà bầu và phụ nữ đang cho con bú nên ăn khoảng 226 đến 340 gram cá sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các lợi ích có thể kể đến như:

  • Cá rất giàu protein, một dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, nó giúp tạo ra các tế bào cho tóc, xương, da và cơ bắp của bé
  • Cá là một nguồn cung cấp DHA, một loại axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cười trí nhớ cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Việc ăn cá trong thời gian mang thai còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm trong và sau khi sinh
  • Ăn nhiều cá còn giúp giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tốt cho hệ tim mạch
  • Giảm nguy cơ sinh non

Các loại cá bà bầu có thể ăn trong thai kỳ

Nếu băn khoăn không biết bà bầu nên ăn cá gì thì gợi ý mẹ hãy chọn loại cá giàu DHA, nhiều protein, khoáng chất và ít chứa thủy ngân như:

  • Cá hồi: Loại cá giàu vitamin B12, B6, vitamin D, niacin, selen, i ốt, phốt pho, sắt, DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn khoảng 360g cá hồi để tránh việc tích tụ một lượng lớn thủy ngân
  • Cá lóc (cá quả): Trong 100g thịt cá lóc có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác rất tốt cho việc chuyển dạ và giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau sinh
  • Cá chép: Loại cá vốn nổi tiếng là một trong số các loại cá tốt nhất dành cho bà bầu, nhất là những ai bị động thai. Trong thịt cá chép có chứa rất nhiều dưỡng chất như axit béo omega-3, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, chất béo, arginine…
  • Cá diêu hồng: Là loài cá nước ngọt, thịt dày, thơm ngon và ít tanh, thích hợp dùng làm nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày và rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Thịt của loại cá này có chứa nhiều protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như photpho và i ốt, ít chất béo hơn thịt nên giúp bà bầu dễ tiêu hóa

Các loại cá bà bầu cần tránh xa

Ngoài lưu tâm đến “bà bầu nên ăn cá gì” thì còn một số loại cá chứa nhiều thủy ngân mà mẹ nhất thiết phải tránh xa:

  • Cá ngừ: Dù có nhiều dưỡng chất và axit béo tốt cho sức khỏe nhưng đa số chúng đều có hàm lượng thủy ngân cao. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng vì có thể khiến bạn bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
  • Cá thu, cá kiếm, cá mập: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đây là những loại cá bà bầu không nên ăn bởi hàm lượng thủy ngân trong những loại cá này rất cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và não bộ của bé
  • Cá nóc: Không chỉ bà bầu, ngay cả người bình thường cũng nên tránh xa loại cá này. Chất độc trong gan (hepatoxin), buồng trứng (tetrodotoxin) của cá nóc là loại độc tố cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong
  • Các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp: Mẹ bầu nên tránh tiêu thụ chúng nếu không muốn vi khuẩn có hại xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân

Ngoài cá, còn có những loại thực phẩm nào khác giàu omega-3?

Nếu không ăn được cá, bà bầu có thể bổ sung omega-3 thông qua các loại thực phẩm sau:

  • Quả óc chó: Đây là nguồn axit béo oega-3 phong phú. Bạn có thể dùng quả óc chó để chế biến thành những bữa ăn nhẹ, rất tốt cho thai kỳ
  • Sử dụng dầu ô liu trong khi chế biến thức ăn để bổ sung omega-3 cho cơ thể. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng vì đây là một loại dầu giàu calo
  • Hạt lanh cũng là loại thực phẩm giàu omega-3. Bạn có thể thêm hạt lạnh vào sữa chua hoặc yến mạch trong bữa sáng hoặc tối

Mách mẹ bầu bí quyết chế biến cá đúng cách

Chế biến cá đúng cách là cách đơn giản nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và các chất độc khác. Dưới đây là một vài mẹo để chọn lựa và chế biến cá mà bạn cần lưu ý:

  • Tất cả các loại hải sản bao gồm tôm, cá và hàu nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc
  • Các loại động vật có vỏ như nghêu, hàu, trai và hến cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu không, đừng ăn
  • Mua thực phẩm tươi, mới. Sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay
  • Không nên ăn cá sống vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn
  • Bạn nên ăn cá theo đúng số lượng được khuyến nghị và tránh ăn quá nhiều. Trước khi ăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem việc ăn cá có phù hợp với cơ thể bạn không nhé

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị trầm cảm: Triệu chứng và cách chữa trị

(72)
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy buồn, cô đơn, chán nản, thậm chí là suy sụp. Thế nhưng, khi những cảm giác này xuất hiện thường xuyên, ... [xem thêm]

Hội chứng mất cơ bụng

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng mất cơ bụng là gì?Hội chứng mất cơ bụng hay tình trạng thiếu hụt cơ bụng, là một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi tình ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh tâm thần

(59)
Không giống như người lớn, bệnh tâm thần ở trẻ em rất khó phát hiện bởi vì triệu chứng của nó không điển hình như ở người lớn. Thỉnh thoảng, bạn ... [xem thêm]

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(14)
Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con ... [xem thêm]

Điềm báo nào dự đoán trước đột quỵ?

(92)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bật mí 4 tác dụng của dầu mè đối với trẻ em

(15)
Trong văn hóa ẩm thực của người phương Đông, dầu mè là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, phần lớn các bậc phụ huynh ... [xem thêm]

Xét nghiệm đo tải lượng virus là gì?

(33)
Tải lượng virus của bạn là số lượng virus có trong máu của bạn. Đây là xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV và một số bệnh do virus khác. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN