Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(4.06) - 44 đánh giá

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ chân. Nhưng giờ bạn có thể yên tâm giảm đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà.

Chứng đau cổ chân có thể dẫn đến những cơn đau buốt và gây khó chịu cho cổ chân của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân bao gồm chấn thương do vận động như bong gân, điều kiện sức khỏe không ổn định chẳng hạn như chứng viêm khớp. Những lúc như vậy, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng tôi sẽ giúp bạn đánh tan nỗi lo ấy chỉ với phương pháp RICE. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau cổ chân cũng như phương pháp RICE nhé.

Các nguyên nhân gây nên chứng đau cổ chân

Bong gân là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra chứng đau cổ chân. Ngoài ra, đau cổ chân còn là kết quả của:

  • Viêm khớp (đặc biệt là chứng viêm xương khớp);
  • Bệnh gút;
  • Tổn thương hoặc chấn thương hệ thần kinh, ví dụ như bệnh đau thần kinh tọa;
  • Tắc nghẽn mạch máu;
  • Nhiễm trùng khớp.

Hiện tượng bong gân thường xảy ra khi cổ chân bị trượt hay bị vặn khỏi khớp, làm cho các dây chằng nối giữa các khớp cổ chân bị rách do chấn động mạnh. Nói cách khác, bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ khớp bám, bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp.

Bệnh viêm khớp cũng có thể khiến bạn bị đau cổ chân. Viêm khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng các khớp bị viêm và sưng. Có rất nhiều loại bệnh viêm khớp có thể gây ra các cơn đau ở mắt cá chân, nhưng chứng viêm xương khớp chính là tác nhân phổ biến nhất. Viêm xương khớp thường do sự thoái hóa các khớp xương gây ra. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp này do lão hóa.

Cách điều trị chứng đau cổ chân ngay tại nhà

Để điều trị ngay lập tức cơn đau cổ chân tại nhà, bạn hãy thử dùng phương pháp RICE. Phương pháp này bao gồm 4 bước chính:

Rest – Nghỉ ngơi

Bạn cần tránh đặt trọng lượng cơ thể mình lên cổ chân như đi đứng quá nhiều. Hãy cố gắng càng ít đi lại càng tốt trong vài ngày đầu khi bị đau. Nếu cần phải đi bộ hoặc di chuyển nhiều, bạn nên dùng nạng hoặc gậy để chống đỡ bớt phần nào trọng lượng của cơ thể.

Ice – Chườm đá

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chườm một túi đá lạnh lên trên mắt cá chân ít nhất trong vòng 20 phút mỗi lần. Hãy thực hiện phương pháp này 3–5 lần/ngày trong liên tục ba ngày sau khi bị đau. Cách này giúp làm giảm tình trạng sưng và cơn đau tê buốt. Sau khi chườm, bạn ngồi thư giãn khoảng 90 phút trước khi chườm lại lần nữa.

Compression – Nén, ép

Hãy bó cổ chân bị đau của bạn lại với gạc đàn hồi – giống gạc ACE. Tránh không bó chân quá chặt vì nó sẽ khiến cho máu không lưu thông qua cổ chân khiến nó bị tê liệt và ngón chân sẽ đổi sang màu xanh tái.

Elavation – Nâng cao

Nếu có thể, hãy giữ cho cổ chân của bạn nâng cao qua tim để tăng lưu thông máu bằng cách nằm ngửa và đặt cổ chân lên trên một chồng gối hoặc các loại vật dụng hỗ trợ khác như ghế.

Bạn có thể dùng các loại thuốc không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp làm giảm cơn đau và sưng tấy.

Chứng đau cổ chân khiến bạn khó chịu cả về thể xác lẫn tâm trạng. Cổ chân chấn thương khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng bị hạn chế khá nhiều. Chính vì vậy, hãy học cách sơ cứu cho chính mình để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công thức chế biến món ăn ngon-bổ-khỏe cho bé

(23)
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Do đó, nguyên liệu bạn sử dụng và cách bạn chế biến chúng có thể tạo ra nhiều sự thay ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

(43)
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ có gì khác so với nam giới? Chúng tôi chia sẻ với bạn ngay dưới đây!Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of ... [xem thêm]

Ung thư phổi: các giai đoạn bạn nên biết

(93)
Khi bạn đã được chẩn đoán ung thư phổi, các bác sĩ sẽ cho bạn biết luôn về giai đoạn ung thư hiện tại của bạn. Hầu hết mọi người hiểu rằng giai ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu, tia hy vọng mới cho bệnh nhân cơ xương khớp và nhiều bệnh lý khác

(23)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui

(90)
Trong một vài trường hợp, bạn muốn tìm cách có kinh sớm để có thể thoải mái tham dự một sự kiện quan trọng hoặc đi chơi cùng gia đình vào đúng kỳ đèn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về răng bị đen?

(70)
Răng bị đen có thể là dấu hiệu của sâu răng hoặc các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Đôi khi, răng ... [xem thêm]

Giúp con xây dựng lòng tự trọng không hề khó!

(79)
Ắt bạn đã từng nghe nhiều về tầm quan trọng của việc giúp con xây dựng lòng tự trọng cho bản thân, nhưng cụ thể thì cần phải làm những gì?Tự trọng ... [xem thêm]

Tất tần tật mọi điều mẹ cần biết về chất kẽm cho trẻ

(54)
Bạn có biết nguyên nhân trẻ bị còi cọc không chỉ là do thiếu canxi mà còn do thiếu kẽm? Vậy mẹ đã bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách chưa? Kẽm là một kim ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN