Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(3.98) - 14 đánh giá

Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con nghe lời nhưng gần như không hiệu quả với trẻ. Đây được xem là khủng hoảng tuổi lên 2.

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể trở thành cơn ác mộng của không ít ông bố bà mẹ. Trong mọi tình huống, trẻ đều trả lời “không”. Vậy làm cách nào để đối phó khủng hoảng tuổi lên 2? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Khái niệm về khủng hoảng tuổi lên 2

Trước hết, thời kỳ này được đặc trưng bởi hành vi thách thức, bao gồm nói “không”, đánh, đá, cắn hoặc bỏ qua các quy tắc đã được bố mẹ đặt ra từ trước. Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu ngay sau sinh nhật đầu tiên hoặc có bé đến 3 tuổi mới có các biểu hiện này.

Mặt khác, 2 tuổi là khoảng thời gian trẻ trong độ tuổi tập đi đạt được các mốc phát triển quan trọng, bao gồm giao tiếp trong các câu có hai hoặc ba từ, đi bộ, leo trèo và hiểu các khái niệm cụ thể như “của con”, “không được”, “hư quá”– những từ ngữ mà bé vẫn chưa tiếp thu được trước đó.

Về cơ bản, khủng hoảng tuổi lên 2 cho phép bé thử nghiệm, khẳng định sự độc lập, học cách truyền đạt nhu cầu và mong muốn, cũng như nhận ra rằng những ham muốn đó đôi khi có thể khác với người khác.

Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2

Những đứa trẻ 2 tuổi thường kén chọn và thách thức tính nhẫn nại của người lớn, khả năng trì hoãn cho mọi tình huống. Dù không có danh sách rõ ràng về các dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn khủng hoảng và mỗi cá nhân đều có cách thể hiện khác nhau, nhưng vẫn xuất hiện một vài điểm chung sau đây:

1. Tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý

Một trong những nguyên nhân phổ biến của những cơn gào khóc khủng khiếp là bé bực tức do người lớn không hiểu được bé muốn gì. Ví dụ, trẻ muốn uống nước nhưng khi bạn đưa nước, trẻ bật khóc tức tưởi vì bạn đã đưa cho bé một cái ly màu đỏ thay vì màu xanh yêu thích của bé.

Tuy nhiên, một khi bé có thể biểu hiện nhu cầu của mình tốt hơn, cơn giận dữ sẽ bắt đầu giảm xuống.

2. Đá, cắn hoặc đánh những người xung quanh

Giai đoạn này, trẻ có thể không có nhiều từ ngữ để diễn tả và vẫn đang phát triển khả năng kiểm soát sự xúc động nên dễ bùng phát bằng hành động như đá, cắn, đánh người khác. Dù điều này khá phổ biến nhưng đây là thái độ cần phải được can thiệp để ngăn chặn bé sinh ra thói quen không tốt về sau.

3. Tức giận một cách vô cớ

Điều đáng sợ nhất trong các dấu hiệu của giai đoạn này là những cơn giận dữ nơi công cộng. Nếu bạn mong đợi bé xử sự đúng đắn ở nơi công cộng vì nghĩ rằng con có thể kiềm chế trước nhiều người thì sự thật lại chỉ khiến bạn thất vọng thêm mà thôi.

4. Bắt đầu nói “không” nhiều hơn

Đôi lúc trẻ sẽ làm bạn bối rối khi bày tỏ “không” một cách vô nghĩa trong nhiều tình huống, ví dụ như khi bạn đưa cho bé đồ ăn vặt, đồ chơi yêu thích, chúc bé ngủ ngon…

5. Bảo vệ lãnh thổ

Ở giai đoạn này, trẻ đang tìm hiểu khái niệm về sự sở hữu. Do đó, bé sẽ trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm ngay cả khi đó chỉ là một chiếc ghế bé ngồi ăn cơm hay chỗ nằm trên giường.

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Các chuyên gia cho rằng khủng hoảng tuổi lên 2 tuổi sẽ giảm bớt khi trẻ hiểu rõ hơn các quy tắc, biết cách truyền đạt những gì mình muốn và nhận ra rằng ly uống nước sai màu không có gì quá to tát.

Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2

Việc đối phó với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của con không dễ dàng. Vì vậy, Chúng tôi sẽ bật mí cách giúp bạn cùng con vượt qua quá trình này như sau:

  • Đừng lên lịch đi chơi hoặc hoạt động vào những thời điểm mà bạn biết con có khả năng tức giận nhiều nhất, thường là gần giờ ngủ trưa hoặc giờ ăn
  • Thay vì cố gắng thuyết phục khi bé đang khóc, bạn hãy chuyển sự chú ý của trẻ sang hướng khác
  • Chuyển “không” thành “có”, những lúc trẻ nhỏ giận dữ và muốn ném đồ. Thay vì nói: “Con không được làm như vậy nghe không?”, bạn hãy gợi ý về việc ra ngoài chơi ném bóng chẳng hạn
  • Trong giai đoạn tập đi, bé vẫn có thể ngủ trưa từ 1– 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng để con chợp mắt khi gần đến giờ ngủ buổi tối. Nếu không, cả bạn lẫn bé đều sẽ gặp mệt mỏi đấy
  • Hình phạt vẫn là điều cần thiết để bé không hình thành thói quen xấu. Những khi con có xử sự không phù hợp với hoàn cảnh, bạn hãy bế bé đến một góc yên tĩnh để giúp con bình tĩnh lại.

Ngăn ngừa cơn giận dữ tạm thời

Các chuyên gia và nhiều phụ huynh đồng ý rằng có thể dự đoán các thời điểm khiến bé kích động và có thể xoa dịu tâm trạng của bé. Ví dụ, khi mang giày cho con, bạn hãy hỏi con thích màu gì. Bằng cách này, bé phải đưa ra sự chọn lựa và không thể bùng phát cơn tức giận.

Một gợi ý khác để ngăn chặn cơn tức giận do khủng hoảng tuổi lên 2 là nói cho bé biết bố mẹ định làm gì trước khi hành động. Dù vẫn chưa hình dung được mọi chuyện sẽ diễn biến thế nào, bé có thể dần quen với các bước thực hiện và không bị bối rối.

Ví dụ: Khi chuẩn bị đưa con ra ngoài, bạn có thể nói:

  • Mẹ sẽ thay quần áo cho con
  • Mẹ sẽ để con xem tivi trong lúc đợi mẹ thay đồ
  • Mẹ sẽ mang giày cho con
  • Mẹ sẽ bế con ra xe với bố
  • Cuối cùng, một mẹo nhỏ nữa để tránh bé bỗng dưng khó chịu là dự đoán trạng thái cảm xúc của con, đặc biệt trong những ngày bé tỏ ra mệt mỏi. Thay vì đưa trẻ đến công viên sau bữa ăn, bạn hãy ở nhà và chơi cùng con.

    Dù khủng hoảng tuổi lên 2 của con yêu khiến bạn mệt mỏi nhưng hãy nhớ rằng hành động của bé không phải là sự thách thức mà con yêu chỉ đang phát triển sự độc lập và học cách thể hiện sự thất vọng. Hy vọng những thông tin mà Chúng tôi đem đến sẽ giúp bạn cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Dưỡng da bằng sữa chua giúp bạn khỏe đẹp mỗi ngày!

    (47)
    Nếu không muốn sử dụng các loại mỹ phẩm, bạn có thể dưỡng da bằng sữa chua vừa mát lạnh lại dễ chịu và làm đẹp một cách tự nhiên. Sữa chua không ... [xem thêm]

    9 biện pháp kéo dài thời gian quan hệ tình dục

    (91)
    Quan hệ tình dục là một trong những nhu cầu bức thiết mang lại lợi ích cho con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta dường như quên mất cách chăm sóc bản thân ... [xem thêm]

    Yếu sinh lý nên bồi bổ thực phẩm gì?

    (71)
    Trước áp lực cuộc sống hằng ngày, khả năng tình dục của nam giới ngày càng bị ảnh hưởng và có nguy cơ giảm sút đáng kể. Do đó, làm sao để bổ thận ... [xem thêm]

    Mẹ nên sử dụng tã vải hay tã giấy cho bé?

    (20)
    Dù chọn loại bằng vải hay giấy, bạn vẫn phải chấp nhận rằng tã là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm làm bố mẹ.Không có chuyện đúng hay sai ... [xem thêm]

    Dịch âm đạo là gì? Dịch âm đạo như thế nào là bình thường?

    (78)
    Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường của cơ thể phụ nữ giúp ổn định môi trường sinh dục. Nếu chú ý quan sát màu sắc và theo dõi chu kỳ tiết dịch, ... [xem thêm]

    Đảm bảo an toàn trong trường hợp mẹ ngủ khi cho con bú

    (69)
    Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đôi khi khiến các mẹ mất ngủ cũng như mệt mỏi nhiều hơn. Do đó, chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi nhiều bà mẹ có xu hướng ... [xem thêm]

    Bà bầu ăn chuối khi mang thai: Nên hay không nên?

    (39)
    Chuối là một trong nhưng loại “trái cây vàng” và nhiều chuyên gia đã khuyến khích bà bầu ăn chuối bởi giá trị dinh dưỡng mang lại trong thai kỳ. Khi mang ... [xem thêm]

    Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?

    (46)
    Cũng giống như bất kỳ tình trạng lạ bất thường nào, tiểu ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng có thể xuất phát từ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN