Bật mí 4 tác dụng của dầu mè đối với trẻ em

(3.99) - 15 đánh giá

Trong văn hóa ẩm thực của người phương Đông, dầu mè là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn chưa thật sự hiểu rõ tác dụng của dầu mè đối với trẻ em.

Dầu mè là loại gia vị phổ biến, thường được bày bán tại siêu thị hoặc các cửa hàng tạp hóa. Bạn muốn mua dầu mè cho bé dùng nhưng không biết loại dầu này có tốt cho bé hay không. Nếu vậy, hãy theo dõi những chia sẻ sau của Chúng tôi để hiểu rõ thêm một số tác dụng của dầu mè đối với trẻ em cũng như những lưu ý khi sử dụng dầu mè cho bé.

Dầu mè là một loại dầu thực vật có mùi thơm đặc biệt, được chiết xuất từ hạt mè. Đây được xem là “ông hoàng” của các loại dầu bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Dầu mè có 2 loại chính là dầu đã tinh chế và chưa tinh chế. Dầu mè đã tinh chế có thể dùng trực tiếp còn dầu mè chưa tinh chế thường được sử dụng để chế biến thực phẩm, giúp tăng hương vị của món ăn.

Cho bé dùng dầu mè có an toàn không?

Câu trả lời là “Có”. Bạn có thể thêm dầu mè vào chế độ ăn của bé khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, thời điểm bắt đầu cai sữa. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được 1 tuổi bởi trước đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng để xử lý. Còn nếu bạn muốn bổ sung dưỡng chất từ dầu mè cho bé trước đó, bạn có thể thêm trực tiếp vào thực đơn của mình. Dưỡng chất từ dầu mè sẽ theo nguồn sữa mẹ và nuôi dưỡng bé.

Tác dụng của dầu mè đối với trẻ em

Theo nghiên cứu của các viện dinh dưỡng, trong dầu mè có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh các dưỡng chất cần thiết này thì dầu mè còn có vị thơm ngon, mùi thơm hấp dẫn giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng.

1. Bảo vệ cơ thể

Trong dầu mè có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn…, đặc biệt là khoảng thời gian thời tiết giao mùa.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư

Thêm dầu mè vào chế độ ăn còn giúp bảo vệ trái tim của bé và giảm nguy cơ phát triển ung thư. Bởi dầu mè rất giàu vitamin E, vitamin K, chất chống oxy và các chất béo không bão hòa. Ngoài ra, lượng vitamin K có trong dầu mè còn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường, tránh tình trạng bé bị mất máu quá nhiều nếu lỡ bị thương.

3. Giảm nguy cơ táo bón

Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất dễ hấp thu thì dầu mè còn có chứa nhiều enzyme có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.

Táo bón là một trong những vấn đề mà trẻ nhỏ thường gặp, tuy nhiên nếu bạn sử dụng dầu mè trong chế biến món ăn cho trẻ thì vấn đề táo bón sẽ không còn đáng lo ngại nữa.

4. Tốt cho làn da của bé

Vào mùa đông, da của bé có thể bị khô, bạn có thể dùng dầu mè xoa vào những vết nứt, nhăn để giảm bớt tình trạng này.

Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu mè để điều trị chàm cho bé. Vitamin E và vitamin B có trong dầu mè giúp xoa dịu làn da, giúp da bé trở nên căng bóng, mịn màng.

Bé có thể bị dị ứng với dầu mè không?

Nếu bé có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm hoặc trong gia đình có người bị dị ứng với hạt mè, vậy hãy tránh cho bé dùng. Với trường hợp gia đình không có ai dị ứng với hạt mè thì bạn hãy bắt đầu tập cho bé ăn từ từ bằng cách cho bé dùng 1 lượng nhỏ dầu mè chung với những thực phẩm mà bé đã quen ăn trước đó. Nếu bé có các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, thở khò khè, sưng, khó thở…, hãy cho bé ngưng dùng ngay.

Ngoài ra, nếu bé mắc phải các bệnh như ho hen hay eczema thì bạn cũng không nên cho dầu mè vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Sử dụng dầu mè cho trẻ như thế nào?

Có rất nhiều cách để thêm dầu mè vào chế độ ăn của bé. Bạn có thể sử dụng dầu mè để xào các loại rau củ hoặc trộn vào thịt cá, nước sốt. Đối với trẻ ăn dặm, bạn có thể thêm dầu mè vào bột ăn dặm của trẻ. Mặc dù dầu mè rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn đừng thêm vào tất cả các bữa ăn. Mỗi tuần bạn chỉ cần bổ sung khoảng 4 đến 5 bữa ăn dặm có dầu mè là đã cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Cách bảo quản dầu mè

Bạn không nhất thiết phải bảo quản dầu mè trong tủ lạnh nhưng bạn nên chọn nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào để tránh làm giảm chất lượng của dầu mè. Ngoài ra, dầu mè sử dụng cho trẻ không nên mở nắp quá 2 tháng.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tác dụng của dầu mè đối với trẻ em. Đây là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, do đó bạn hãy cân nhắc để thêm vào chế độ ăn cho bé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng viêm xoang có nguy hiểm không?

(63)
Viêm xoang là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Mọi người thường chủ quan trước các biến chứng viêm xoang mà không ngờ rằng các biến ... [xem thêm]

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi “yêu”?

(57)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Hello Bacsi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

Bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

(81)
Bố mẹ không thể xem nhẹ bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ bởi đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong.Trong vài năm đầu đời, hệ ... [xem thêm]

Thuốc Decolgen: Sử dụng đơn giản nhưng không phải ai cũng dùng đúng

(42)
Việc sử dụng thuốc có sẵn để điều trị những bệnh đơn giản là phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay. Thuốc Decolgen là thuốc bạn có thể dễ dàng mua ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc: Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

(40)
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây ra ở người. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo chu kỳ từ 3–5 năm một lần và nếu không được điều ... [xem thêm]

Vì sao chỉ nên uống 400 mg cà phê mỗi ngày?

(34)
Trà và cà phê là hai trong số các loại thức uống có chứa chất kích thích không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Nếu bố mẹ không kịp thời khuyên ngăn, hậu ... [xem thêm]

Viêm khớp cùng chậu: Nên và không nên tập các động tác nào?

(65)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

Dạy bé tập nói bằng ngôn ngữ ký hiệu, bạn đã thử chưa?

(74)
Bố mẹ nên dạy bé tập nói bằng ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp với bé yêu ngay từ những ngày còn nhỏ cũng như thắt chặt tình cảm gia đình hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN