Xét nghiệm đo tải lượng virus là gì?

(4.11) - 33 đánh giá

Tải lượng virus của bạn là số lượng virus có trong máu của bạn. Đây là xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV và một số bệnh do virus khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1,5 triệu người chết do các biến chứng liên quan đến HIV trong năm 2013.

Tải lượng virus là số lượng các mảnh hoặc các thành phần của virus chứa trong một thể tích máu của bạn (thường là 1 ml hoặc 1 cc). Thường xét nghiệm này sẽ tính những phần chứa vật chất di truyền của virus. Tải lượng virus giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị của thuốc kháng virus như thế nào. Mục đích của điều trị thuốc kháng virus là làm giảm tải lượng virus của bạn, lý tưởng nhất là đến mức không thể phát hiện ra trong máu. Nói chung, tải lượng virus sẽ được kết luận là “không thể phát hiện” nếu nó dưới 40-75 bản trong một mẫu máu của bạn. Con số chính xác phụ thuộc vào phòng thí nghiệm và loại máy họ dùng. Khi tải lượng virus của bạn cao, bạn đang có nhiều virus HIV trong cơ thể, và điều đó có nghĩa là phương pháp điều trị HIV của bạn chưa tốt.

Khi nào tôi cần làm xét nghiệm đo tải lượng virus?

Bạn sẽ làm xét nghiệm này khi bạn bắt đầu điều trị. Các bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm này để xác định lượng virus cũng như tình hình sức khỏe tổng thể của bạn. Sau đó, bạn nên làm xét nghiệm tải lượng virus mỗi 3-6 tháng trước khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc chống HIV mới, và 2-8 tuần sau khi bắt đầu hoặc thay đổi thuốc điều trị HIV cho đến khi tải lượng virus của bạn quá nhỏ đến nỗi không còn đo được nữa.

Tải lượng virus không thể phát hiện là gì?

Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là bạn có nguy cơ nhiễm HIV rất thấp, do hệ thống miễn dịch nhiễm HIV của bạn có thể phục hồi và trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục một số bệnh nghiêm trọng khác. Bác sĩ nói rằng có HIV (đặc biệt là một tải lượng virus cao hơn) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (như bệnh tim và đột quỵ). Hơn nữa, số lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là nguy cơ virus HIV đề kháng với các loại thuốc chống HIV bạn đang dùng là rất nhỏ. Cuối cùng, có một tải lượng virus không thể phát hiện có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Tải lượng virus được phát hiện trong khi bạn đang điều trị HIV

Nếu tải lượng virus của bạn không giảm xuống mức không thể phát hiện trong vòng 3-6 tháng sau điều trị HIV, điều đó có nghĩa là virus HIV trong cơ thể bạn đã đề kháng với thuốc chống HIV bạn đang dùng. Bác sĩ có thể hỏi bạn đã dùng thuốc như thế nào, và liệu bạn có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác không. Bạn có thể sẽ được xét nghiệm máu để xem xét độ kháng thuốc của virus HIV trong máu và đồng thời xem thử virus đã kháng với những loại thuốc nào. Nếu các xét nghiệm sau đó vẫn cho thấy tải lượng virus của bạn vẫn còn phát hiện được, có thể bạn sẽ cần phải thay đổi điều trị HIV. Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn với bạn.

Xét nghiệm đo tải lượng virus là công nghệ cho phép ta đo được lượng cực nhỏ các virus trong máu. Các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để tính số lượng HIV trong máu của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm khớp cùng chậu: Nên và không nên tập các động tác nào?

(65)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(41)
Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

Bạn có nên ngủ bù khi thiếu ngủ?

(97)
Công việc bận rộn và con cái còn nhỏ thường khiến bạn không ngủ đủ giấc vì phải thu xếp quá nhiều thứ cùng một lúc. Nếu bạn không ngủ bù khi thiếu ... [xem thêm]

Những hiểu lầm về lỗ chân lông có thể bạn chưa biết

(37)
Mỗi chúng ta đều có vô số các lỗ chân lông trên làn da. Điều khác biệt giữa mỗi người chỉ nằm ở kích thước của từng dạng lỗ chân lông. Lỗ chân ... [xem thêm]

6 lưu ý khi bà bầu vệ sinh nhà cửa trong ngày cuối năm

(68)
Bà bầu vệ sinh nhà cửa là việc không nên vì có thể gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu phải làm việc này thì bạn hãy lưu ý một số điều cần thiết.Nếu ... [xem thêm]

7 cách đắp mặt nạ trà xanh tại nhà cho da sáng khỏe

(35)
Trà xanh không chỉ là một thức uống có hương vị thơm ngon mà nó còn là một thần dược đối với làn da và sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

10 điều bạn cần biết về bệnh ho gà

(52)
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng ... [xem thêm]

Bà bầu nên ăn vặt những gì?

(94)
Không có gì ngon và hấp dẫn hơn đồ ăn vặt. Trong quá trình mang thai, cảm giác thèm ăn sẽ tăng cao hơn bình thường nên không ít mẹ bầu tiêu thụ rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN