Ám ảnh sợ hãi

(3.6) - 89 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng ám ảnh sợ hãi là bệnh gì?

Chứng ám ảnh sợ hãi là chứng sợ quá mức và vô lý với các vật hoặc các tình huống không thực sự quá nguy hiểm. Không giống như những lo âu ngắn hạn bình thường như khi phải phát biểu hoặc làm bài kiểm tra, ám ảnh sợ hãi là một tình trạng lâu dài, gây ra các phản ứng thể chất và tâm lý căng thẳng.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của bạn tại nơi làm việc hoặc trong môi trường xã hội. Chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất là sợ đi máy bay, sợ độ cao, sợ thang máy, sợ nhện, người lạ, bị tiêm, nhìn thấy máu và không gian kín.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng ám ảnh sợ hãi là gì?

Chứng ám ảnh sợ hãi thường gây ra nhịp tim nhanh, thở gấp, cảm thấy mắc nghẹn, đau thắt ngực, ra mồ hôi nhiều và tiêu chảy. Tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi thường luôn gây lo lắng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn. Thông thường, bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được chứng sợ hãi và các hành động của mình. Họ có thể gây ra các rắc rối tại nơi làm việc nếu mắc phải hội chứng này.

Ban có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đôi khi chứng sợ của bạn chỉ là do bạn cảm thấy khó chịu mà thôi (ví dụ bạn muốn đi thang bộ thay vì đi thang máy). Điều này thì không phải là dấu hiệu của bệnh ngoại trừ khi nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu sự lo lắng quá mức làm ảnh hưởng khả năng làm việc hoặc quan hệ xã hội của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các nhà trị liệu tâm lý. Hầu hết người bệnh có thể khỏi khi được điều trị đúng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng ám ảnh sợ hãi?

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng chứng ám ảnh sợ hãi có xu hướng di truyền trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện gây chấn động. Chứng ám ảnh sợ hãi có thể bắt đầu đột ngột hoặc tăng dần.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải chứng ám ảnh sợ hãi?

Hầu hết chứng ám ảnh sợ hãi bắt đầu ở tuổi dậy thì nhưng chứng ám ảnh sợ hãi động vật, máu, bão và nước thường bắt đầu khi còn nhỏ. Nữ giới thường có chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể nhiều hơn nam giới. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng ám ảnh sợ hãi?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chứng ám ảnh sợ hãi, bao gồm:

  • Tui tác. Chứng ám ảnh sợ xã hội thường gặp khi bạn còn nhỏ, thường là 13 tuổi. Các ám ảnh sợ những thứ cụ thể thường bắt đầu xuất hiện lúc còn nhỏ, thường là 10 tuổi. Chứng sợ chỗ đông người thường gặp trước 35 tuổi.
  • Người thân trong gia đình. Nếu bạn có người thân bị chứng bệnh ám ảnh sợ những thứ cụ thể như sợ nhện, rắn, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh giống vậy. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng có thể là do bệnh này di truyền, hoặc cũng có thể là do khi còn nhỏ họ đã học theo hành động của người lớn nên họ sẽ có xu hướng ám ảnh những thứ mà những người trong gia đình đã trải qua.
  • Tính cách ca bạn. Bạn có khả năng bị chứng bệnh này nếu bạn quá nhạy cảm, quá rụt rè và quá bi quan vào cuộc sống.
  • Tn thương tâm lý. Nếu bạn đã từng gặp phải một chấn động tâm lý, ví dụ như bị kẹt trong một cái thang máy hoặc bị tấn công bởi động vật, khi đi thang máy hoặc gặp loài vật tương tự, bạn sẽ phát bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng ám ảnh sợ hãi?

Không có xét nghiệm nào khác có thể chẩn đoán được chứng ám ảnh sợ hãi. Bác sĩ chẩn đoán căn bệnh này thông qua việc thực hiện một cuộc phỏng vấn lâm sàng kỹ lưỡng. Bạn sẽ được hỏi một số câu về các triệu chứng và tiền sử bệnh, từ đó bác sĩ sẽ kết luận bạn có bị chứng ám ảnh sợ hãi hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng ám ảnh sợ hãi?

Mục đích của việc điều trị là nhằm giảm chứng sợ xuống mức không còn gây sợ hãi nghiêm trọng và hạn chế việc phải tránh xa những thứ gây sợ.

Điều trị chứng ám ảnh sợ hãi xã hội thường kéo dài vài tháng nhưng điều trị cho một chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác thì ngắn hơn. Hầu hết bệnh nhân có chứng ám ảnh sợ hãi động vật, máu hoặc tiêm chích có thể vượt qua chứng sợ sau khi điều trị bằng liệu pháp hành vi.

Cả thuốc và các liệu pháp hành vi có thể được phối hợp sử dụng cùng nhau. Các thuốc này làm giảm một số triệu chứng gây ra do lo lắng, đặc biệt là nhịp tim nhanh và đánh trống ngực. Phương pháp sử dụng thuốc thường hiệu quả với chứng ám ảnh sợ hãi xã hội hơn là chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể.

Ngoài ra, phương pháp điều trị dựa trên cho tiếp xúc trong tưởng tượng hoặc thực tế là cách tốt nhất đối với chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể bao gồm sợ máu, tiêm chích, nha sĩ, động vật, không gian kín, bay, độ cao và bị nghẹn. Biện pháp tiếp xúc sẽ đạt hiệu quả nhất nếu các buổi điều trị được sắp xếp gần nhau. Các phương pháp như phản hồi sinh học, thôi miên và các phương pháp khác có thể giúp bệnh nhân giảm lo lắng và kiểm soát nhịp tim.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng ám ảnh sợ hãi?

Để hạn chế diễn tiến của chứng ám ảnh sợ hãi, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ về tình trạng của bạn. Đừng xấu hổ khi thú nhận các chứng sợ của mình
  • Nhớ rằng các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể điều trị được sau một vài buổi
  • Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể
  • Tập thể dục để giảm lo âu
  • Tránh những thứ gây ra cho bạn nỗi sợ
  • Gọi bác sĩ nếu bạn có các cơn sợ hãi thường xuyên hơn hay có các biến chứng về thể chất do lo lắng nhiều hoặc trầm cảm và có ý định tự tử.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào từ chối người bạn không thích?

(41)
Nếu nhận ra mối quan hệ không thể tiếp tục nữa, hãy khéo léo từ chối người bạn không thích trước khi mối quan hệ khiến cả hai ngày càng mệt mỏi ... [xem thêm]

7 loại vitamin và chất bổ sung giúp bạn giải tỏa căng thẳng

(20)
Làm thế nào để giải tỏa căng thẳng trong nhịp sống nhiều áp lực? Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có thể giúp con người chống lại căng thẳng ... [xem thêm]

Liệu pháp ánh sáng

(44)
Tìm hiểu chungLiệu pháp ánh sáng là gì?Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu là một biện pháp nhằm điều trị trầm cảm theo mùa (SAD) và một số tình trạng ... [xem thêm]

Cách kiểm soát nỗi phiền muộn cho cuộc sống tốt đẹp hơn

(14)
Cuộc sống không phải lúc nào cũng luôn dễ dàng và thoải mái. Mỗi người chúng ta đều có phiền muộn và phản ứng với chúng theo cách riêng. Một vài người ... [xem thêm]

Body shaming: 3 hậu quả nghiêm trọng dù bạn chỉ muốn đùa vui

(40)
Bạn có bao giờ bị người khác bình phẩm về vóc dáng, làn da hay mái tóc không đẹp của mình? Nếu không biết cách vượt qua những trở ngại body shaming này, ... [xem thêm]

Lạm dụng bia rượu và tác hại khôn lường

(89)
Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe chúng ta là vấn đề luôn được giới y tế và công chúng quan tâm. Lạm dụng rượu bia là một bệnh liên quan đến ... [xem thêm]

Khắc phục chứng sợ độ cao với những bí quyết sau

(65)
Chứng sợ độ cao là gánh nặng tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người. Làm thế nào để vứt bỏ gánh nặng này là vấn đề được ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN