Body shaming: 3 hậu quả nghiêm trọng dù bạn chỉ muốn đùa vui

(3.99) - 40 đánh giá

Bạn có bao giờ bị người khác bình phẩm về vóc dáng, làn da hay mái tóc không đẹp của mình? Nếu không biết cách vượt qua những trở ngại body shaming này, bạn sẽ ngày càng cảm thấy tự ti về bản thân và mất hết cả động lực cố gắng cải thiện.

Body shaming là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Body shaming là gì?

Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự body shaming chính mình.

Body shaming gồm các hành vi trực tiếp và gián tiếp chỉ trích ngoại hình. Đó có thể là lời nói vu vơ hoặc miệt thị gay gắt. Body shaming có hai hình thức là chế giễu bản thân hoặc chế giễu người khác.

Các trường hợp body shaming phổ biến

Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp body shaming phổ biến có thể kể đến fat-shaming, đó là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích.

Ngoài ra, những người có thể tạng quá gầy, ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị mỉa mai ngoại hình. Vóc dáng là nội dung tiêu biểu trong vấn đề chỉ trích ngoại hình. Hiện nay, tình trạng miệt thị ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, mọi người vẫn thường nói người khác quá ốm, quá mập, quá cao, quá thấp trên mạng.

Hậu quả của body shaming

Dù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn.

3 hậu quả body shaming nghiêm trọng có thể gặp bao gồm:

1. Cảm thấy tự ti

Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.

Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.

2. Làm đẹp phản khoa học

Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng kham khổ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là với thanh thiếu niên – độ tuổi trong quá trình phát triển và thay đổi cơ thể. Đối tượng này dễ rơi vào rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc háu ăn quá mức.

3. Tác hại của body shaming làm suy sụp tinh thần

Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.

Cách vượt qua body shaming

Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày mới được xem là hợp mốt.

1. Nhận thức được không ai hoàn hảo

Theo nghiên cứu thì cứ hai người lại có một người không hài lòng với cơ thể mình, nghĩa là một nửa nhân loại không hề tự tin về ngoại hình của chính mình. Thực tế thì chính những người hay chỉ trích người khác cũng là những người thường xuyên tự ti về diện mạo của chính họ.

2. Học cách yêu thương bản thân

Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình.

3. Nói rõ cảm giác của bạn

Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.

Bạn hãy nói rõ rằng bạn cảm thấy không vui khi nghe những lời chế giễu ngoại hình. Khi ấy, những người thực sự yêu thương bạn sẽ hiểu và không lặp lại điều đó nữa.

Body shaming ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của rau húng quế với bà bầu và trẻ em

(54)
Rau húng quế là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Loại rau này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu, thai nhi và ... [xem thêm]

3 loại tinh dầu thích hợp để mát xa ngực

(49)
Dáng chuẩn hay body chuẩn luôn là mục tiêu mà cô gái nào cũng muốn hướng đến. Bên cạnh những bài tập thể dục squat mông hay những bài tập eo thon gọn, bạn ... [xem thêm]

Phòng ngừa đột quỵ não dễ hay khó? Xem ngay để biết câu trả lời!

(78)
Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi máu cung cấp cho một phần của não bị gián đoạn hoặc giảm, làm mất đi oxy và chất dinh ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về chứng u máu ở trẻ sơ sinh?

(57)
U máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng các mạch máu phát triển quá mức. Tuy nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực chất chứng bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu chia ly

(68)
Tìm hiểu về rối loạn lo âu chia lyRối loạn lo âu chia ly là gì?Lo lắng chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi họ ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?

(51)
Lô hội (nha đam) có rất nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó có tác dụng chăm sóc tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?Lô hội ... [xem thêm]

Làm sao để không lây nhiễm HIV cho người mình yêu thương?

(96)
Đối với người nhiễm HIV, có lẽ điều mà họ quan tâm nhất chính là làm thế nào để không lây nhiễm HIV cho người mình yêu thương?Nếu bạn đã kết hôn, ... [xem thêm]

11 thực phẩm bạn nên tránh để có vòng eo phẳng lì

(43)
Để có vòng eo phẳng lì, nhiều nàng đã chăm chỉ tập gym hay gập bụng. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ uổng phí nếu bạn không kiêng những món nhiều calo.Một vòng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN