8 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi cho con sử dụng thuốc

(3.88) - 11 đánh giá

Những sai lầm này dễ dàng mắc phải đến mức những bà mẹ thận trọng nhất cũng có thể bị. Bạn nhận ra mình mắc bao nhiêu sai lầm trong những cái dưới đây?

Nhiều chuyên gia y tế nói rằng nhiều bậc cha mẹ rất vô ý khi cho con uống thuốc. Những sai lầm này có thể làm bệnh kéo dài và thậm chí có những tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là trên trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Đây cũng là một trong các lý do mà Hội Nhi khoa Mỹ không khuyến cáo dùng thuốc ho và thuốc cảm không kê toa cho trẻ dưới 4 tuổi. Cơ thể còn nhỏ và hệ chuyển hóa chưa trưởng thành làm cho bé dễ bị tổn thương trước những lầm lẫn.

1. Quá liều thuốc

Nhiều thuốc không kê toa chứa cùng một hoạt chất nhưng chúng điều trị những triệu chứng khác nhau. Ví dụ, nhiều công thức điều trị triệu chứng cảm lạnh chứa acetaminophen, là một chất giảm đau, hạ sốt vốn cũng có ở thuốc Tylenol. Nếu bạn điều trị nghẹt mũi và sốt ở trẻ bằng Tylenol, bé sẽ uống phải liều acetaminophen gấp đôi lượng cho phép.

Cách tốt nhất để điều trị cho trẻ dưới 4 tuổi là chỉ điều trị triệu chứng chính. Bạn có thể kiểm tra nhãn các thuốc không kê đơn để xác định chúng có phải là điều trị tốt nhất cho triệu chứng của trẻ (đọc mục đích sử dụng và cách dùng của hoạt chất thuốc). Dừng dùng cùng lúc hai thuốc trừ khi được sự cho phép trực tiếp của bác sĩ.

2. Quên thuốc bổ

Hơn 1/3 trẻ em Mỹ uống vitamin hoặc thuốc bổ khác mỗi ngày và không tới 40% phụ huynh báo với bác sĩ nhi khoa điều này. Bác sĩ cần phải được thông báo mọi thứ về thuốc của trẻ, vốn có thể tương tác hoặc làm giảm tác dụng của thuốc đang điều trị.

Cách điều trị tốt hơn là mang một danh sách cập nhật loại thuốc, liều lượng của thuốc, thuốc bổ hoặc vitamin mà trẻ đang uống cũng như danh sách các thứ bé dị ứng (bạn sẽ thấy biết ơn khi có một tình huống cấp cứu y tế không lường trước). Hãy chắc chắn rằng bạn mang một danh sách photo cho bác sĩ mỗi khi tái khám.

3. Phớt lờ chỉ dẫn của bác sĩ

Khi thấy con khỏi bệnh, các bậc cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ ngưng dùng kháng sinh. Nhưng vi khuẩn có thể còn sót lại và trở nên kháng thuốc nếu bạn không theo hoàn tất liệu trình điều trị. Nếu bệnh tái diễn, con bạn sẽ phải bắt đầu điều trị một liệu trình kháng sinh mới khác và có thể có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, hãy cho trẻ dùng thuốc đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Dùng thuốc với mục đích điều trị không chính thức

Nhiều bậc bố mẹ cho trẻ dùng Benadryl để trẻ ngủ yên trên máy bay, nhưng 10% trẻ bị hưng phấn – không ngủ – sau khi dùng thuốc. Khi các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Georgetown nghiên cứu chứng minh Benadryl gây buồn ngủ thì họ phát hiện ra rằng nó thực ra còn làm trẻ em tăng động hơn.

Vì vậy, thay vì cho con uống thuốc, bạn hãy mang theo những đồ trẻ thích chơi hoặc đọc và cần kiên nhẫn trong cả hành trình dài.

5. Nhầm liều

Theo nghiên cứu trên tạp chí Y khoa, những cái muỗng nhà bếp có thể đong nhiều gấp hai hoặc ba lần muỗng, bơm tiêm hoặc cốc lường dung dịch chuẩn trong hộp thuốc. Nhưng ngay cả khi dùng những dụng cụ y khoa vẫn có thể gặp vấn đề nếu bạn không chú ý. Một nghiên cứu khác cho thấy 70% bố mẹ đổ thuốc nhiều hơn lượng khuyến cáo trong cốc đong.

Cách điều trị tốt hơn là dùng dụng cụ nhỏ giọt, bơm tiêm hoặc muỗng đong (từ năm 2011, công thức cô đặc acetaminophen cho trẻ sơ sinh được thay đổi đóng gói, dụng cụ đong bây giờ là bơm tiêm thay vì muỗng). Bạn nhớ luôn đọc nhãn cẩn thận, muỗng canh và muỗng cà phê nhìn khá giống nhau. Nếu bạn trộn chúng lại, bé có thể dùng thuốc gấp 3 lần cho phép.

6. Tự cho bé dùng thuốc

Khi đứa con khỏe mạnh của bạn than phiền bị đau họng giống chị gái của bé, người vốn vừa được điều trị nhiễm liên cầu khuẩn, bạn sẽ có khuynh hướng mua đơn thuốc y chang cho bé dùng. Nhưng nếu như chẩn đoán của bạn sai, con bạn sẽ bệnh nặng hơn. Vài bé có triệu chứng như nhiễm liên cầu khuẩn nhưng thực ra là bị bệnh mononucleosis. Trong trường hợp này, kháng sinh còn làm phát ban nhiều hơn. Uống kháng sinh không được kê toa còn làm trẻ có nguy cơ đề kháng thuốc.

Cách điều trị tốt hơn là hãy để bác sĩ chẩn đoán bệnh và đừng bao giờ cho trẻ uống toa thuốc của người khác, thậm chí khi bệnh giống nhau. Liều thuốc còn tùy thuộc từng độ tuổi, cân nặng và tiền sử y khoa.

7. Dùng liều thuốc dựa theo tuổi thay vì cân nặng

Chuyển hóa thuốc ở trẻ khác biệt dựa trên cân nặng – không dựa vào tuổi. Sự khác biệt này quan trọng đặc biệt khi con bạn quá cân hoặc thiếu cân so với tuổi. Một nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì chuyển hóa caffein và dextromethorphan, thành phần chính của thuốc ho, nhanh hơn trẻ cân nặng trung bình. Điều này có nghĩa là trẻ cần dùng nhiều thuốc hơn khuyến cáo ghi trên nhãn.

Cách điều trị tốt hơn là luôn luôn thảo luận với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống thuốc không kê đơn nếu cân nặng của trẻ cao hoặc thấp hơn lứa tuổi tương ứng ghi trên nhãn. Bác sĩ nhi khoa và dược sĩ sẽ căn cứ vào cân nặng thực tế khi kê toa.

8. Không quan tâm nhãn thuốc

Nếu con bạn phải uống thuốc khá thường xuyên, như thuốc kháng histamine vì dị ứng, bạn rất dễ hình thành thói quen cho trẻ uống cùng lượng thuốc mà không nhận ra liều thuốc đã thay đổi khi trẻ lớn hơn hoặc thuốc đã hết hạn. Một lý do quan trọng khác cần phải đọc nhãn kỹ là: bác sĩ và dược sĩ thỉnh thoảng mắc lỗi khi cho và đánh đơn thuốc. Nhiều lỗi đến từ việc tên thuốc nghe hoặc nhìn tương tự nhau.

Cách điều trị tốt hơn là hãy chắc rằng bạn đọc đơn thuốc của bác sĩ. Nếu bạn không thể, hãy yêu cầu đánh vần chính xác thông tin tên, liều thuốc và viết lại. Đọc nhãn thuốc khi bạn ở ngay nhà thuốc để hỏi dễ dàng. Hãy luôn hỏi bác sĩ và dược sĩ về những thay đổi trong đơn thuốc định kỳ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá những nỗi sợ hãi của con và giúp con vượt qua

(52)
Trẻ nhỏ thường có thói quen tưởng tượng và điều này khiến bé dễ có những nỗi sợ. Việc hiểu được nỗi sợ của trẻ sẽ giúp bố mẹ dễ dàng giúp ... [xem thêm]

Điều trị ung thư vú bằng hóa trị với Taxanes

(99)
Taxanes là một loại thuốc có tác dụng làm ngăn chặn quá trình phân chia tế bào, từ đó làm cho khối u không thể lớn lên. Nhờ tác dụng này mà người ta sử ... [xem thêm]

Viêm phổi cộng đồng: Trẻ em và người lớn tuổi nên cẩn thận!

(46)
Để điều trị viêm phổi hiệu quả, điều đầu tiên là bạn cần nhận biết được nguyên nhân viêm phổi. Phát hiện được căn nguyên, bệnh sẽ sớm được ... [xem thêm]

Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(23)
Khi con bị bệnh như cảm, sốt, ho thì chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ đầu tiên. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết liệu ... [xem thêm]

Những tác hại của công nghệ với gia đình và 9 cách giải quyết

(81)
Xã hội ngày càng hiện đại với công nghệ phát triển. Các thiết bị điện tử, Internet, mạng xã hội và các ứng dụng tiện ích ngày càng phổ biến, giúp con ... [xem thêm]

Nuôi 11 giống chó này không sợ bị dị ứng với lông

(81)
Với nhiều người bị dị ứng, sở hữu một chú chó hay mèo, hay thậm chí chó mèo của khách đến thăm nhà, cũng khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi, ... [xem thêm]

Tạm biệt nếp nhăn vùng mắt nhờ 6 thói quen nhỏ mà có võ

(98)
Theo thời gian, làn da của chúng ta sẽ dần mất đi tính đàn hồi, các nếp nhăn dần xuất hiện, đặc biệt là nếp nhăn vùng mắt hay còn gọi là vết chân chim, ... [xem thêm]

Tiêm vắc xin khi mang thai: những điều cần biết

(72)
Tiêm vắc xin khi mang thai và trước mang thai không những giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự an toàn cho trẻ.Hệ miễn dịch của mẹ là lá chắn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN