9 lầm tưởng về kinh nguyệt có thể khiến bạn ghét ngày đèn đỏ

(4.35) - 36 đánh giá

Khi có kinh nguyệt có nên tắm không là một trong rất nhiều thắc mắc của các chị em. Bên cạnh đó, những lầm tưởng tiêu cực về kinh nguyệt khiến cho không ít cô nàng cảm thấy ghét ngày đèn đỏ. Thật ra, kinh nguyệt xuất hiện mỗi tháng chính là dấu hiệu tốt lành chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh đấy!

Máu kinh có bẩn không? Về bản chất, kinh nguyệt không hề là một điều gì đó cấm kỵ hay dơ bẩn. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên báo hiệu việc thay đổi về mặt sinh lý và thể chất ở phụ nữ. Dưới đây là 9 suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều phụ nữ hay gặp phải khi nói về kinh nguyệt.

1. Đau bụng kinh cũng giống những cơn đau khác

Cơn đau bụng kinh đối với nhiều phụ nữ có thể xem là một nỗi ám ảnh thật sự. Không phải đơn thuần như một cơn đau đầu thoáng qua, cơn đau bụng kinh nhiều khi sẽ khiến bạn vật vã. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải nghỉ làm ở nhà chỉ để cuộn mình trong chăn vì không thể làm được điều gì khác.

Có khoảng 20% phụ nữ trải qua cơn đau bụng kinh nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động thường ngày. Khi ấy, khả năng tập trung sẽ bị suy giảm, bạn sẽ trở nên lo lắng và cảm giác thấy khó chịu trong người hơn. Cơn đau này không hề giống với những cơn đau nào khác mà bạn có thể đã trải qua.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải mã cơn đau bụng kinh nguyệt và cách đối phó

2. Kinh nguyệt phải vào một thời điểm nhất định

Chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm hành kinh có thể khác biệt. Thời điểm khi bạn ra máu kinh chính là lúc hành kinh còn chu kỳ kinh nguyệt chính là khoảng thời gian từ lúc hành kinh này đến lúc hành kinh tiếp theo.

Nhiều người vẫn thường có suy nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bình thường kéo dài 28 ngày nhưng đây chỉ là một con số trung bình. Chu kỳ kinh nguyệt ở một số người có thể lâu hơn, khoảng 29 – 35 ngày, trong khi một số khác lại ngắn hơn. Nhiều hoàn cảnh tác động khác như lúc đi du lịch, thay đổi cân nặng, tâm trạng hay sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kỳ hành kinh của bạn.

Thời điểm hành kinh của mỗi phụ nữ đều khác biệt và mang tính cá nhân cũng như có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

3. Tâm trạng thay đổi không rõ nguyên nhân

Nhiều sự thay đổi rõ ràng sẽ diễn ra trong cơ thể bạn trong suốt những ngày đèn đỏ. Trong những ngày trước khi hành kinh, bạn sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Lúc ấy, nồng độ hormone estrogen sẽ giảm mạnh trong khi nồng độ progesterone tăng nhanh. Estrogen có liên hệ với serotonin – “hormone hạnh phúc” trong khi progesterone lại có sự kết nối với một phần trong não bộ có liên quan tới sợ hãi, lo lắng và trầm cảm.

Sự thay đổi tâm trạng trong những ngày hành kinh có liên quan đến sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

4. Thắc mắc máu kinh có bẩn không?

Máu kinh không phải là sản phẩm của sự bài tiết các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Sự thật là máu kinh có chứa một ít máu, mô tử cung, niêm mạc tử cung. Máu kinh cũng khá giống với máu bình thường di chuyển qua các tĩnh mạch, nhưng thường ít đặc hơn và có ít tế bào máu hơn máu thông thường. Vậy máu kinh là máu sạch hay dơ? Thực tế, lượng máu kinh thoát ra khỏi cơ thể cũng kèm theo vi khuẩn.

5. Lầm tưởng về kinh nguyệt: Đây vấn đề cá nhân rất tế nhị

Bạn có thể nghĩ kinh nguyệt là vấn đề gì đó tế nhị và thuộc về cá nhân nhưng thật ra đây là một vấn đề lớn hơn đấy. Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng vệ sinh kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn không ít phụ nữ chưa được tiếp cận với điều kiện vệ sinh cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Thậm chí tại Ấn Độ, nhiều học sinh nữ đã phải bỏ 1 – 2 buổi học mỗi tháng chỉ vì đến ngày đèn đỏ.

Câu chuyện về kinh nguyệt của phụ nữ cần được quan tâm nhiều hơn để tránh nhận thức sai, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống chưa phát triển.

6. Kinh nguyệt là điều đáng xấu hổ của phụ nữ

Kinh nguyệt không hề là một điều gì đó bất thường và phải kiêng kỵ khi nhắc tới. Hiện tượng này cũng đơn giản là một cách cân bằng hormone giúp bạn khỏe mạnh hơn mà thôi. Nếu có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng thì bạn còn phải nên mừng vì đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

7. Lầm tưởng về kinh nguyệt: quan hệ trong kỳ kinh nguyệt sẽ không có thai

Theo Medical News Today, khả năng mang thai lớn nhất thường rơi vào giai đoạn rụng trứng, từ khoảng 12 đến 16 ngày trước khi bắt đầu lần kinh nguyệt tiếp theo. Khi đó, buồng trứng sản xuất và giải phóng tế bào trứng mới.

Hơn nữa, tinh trùng có thể sống bên trong đường sinh dục tối đa 5 – 7 ngày. Do đó, nếu tinh trùng ở đủ lâu để trùng với quá trình rụng trứng và gặp điều kiện thuận lợi thụ tinh với trứng thì bạn vẫn có thể mang thai. Quan hệ khi có kinh nguyệt vẫn có khả năng thụ thai.

8. Khi có kinh nguyệt có nên tắm không?

Nhiều người thắc mắc đến tháng có nên tắm không hoặc có nên tắm trong ngày đèn đỏ. Các chị em nghĩ rằng tắm sẽ làm chảy máu nhiều hơn trong những ngày đèn đỏ nên thường hạn chế tắm hoặc thậm chí là không tắm. Tuy nhiên, tắm bằng nước nóng có công dụng giúp bạn có thể giảm đau bụng kinh và bớt căng cơ.

Thói quen thư giãn với nước nóng sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ, cải thiện tâm trạng và giúp bạn đối phó với các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chu kỳ của bạn có bình thường không?

9. Kinh nguyệt khiến phụ nữ khổ sở hơn là một trong những lầm tưởng về kinh nguyệt

Những ngày hành kinh có thể mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, khiến bạn cứ mãi trăn trở “Sao làm phụ nữ lại khổ thế này!”. Thế nhưng thật ra kinh nguyệt cũng có những lợi ích không hề nhỏ đối với các nàng. Kinh nguyệt có ảnh hưởng tới quá trình bài tiết và tạo máu, làm cho hệ thống tuần hoàn máu trở nên linh hoạt, tạo ra lượng máu mới để bổ sung cho lượng máu kinh bị mất đi.

Ngoài ra, thông qua màu sắc, mùi và kết cấu của máu kinh, bạn có thể nhận được nhiều thông tin quý giá về tình trạng sức khỏe của mình.

Máu kinh chính là dữ liệu quan trọng giúp bạn biết được những dấu hiệu sớm về nguy cơ phát triển bệnh tật để từ đó sớm có biện pháp phòng ngừa.

Tuy là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ kiến thức đúng đắn về vấn đề này. Hãy thường xuyên cập nhật những kiến thức về kinh nguyệt để hiểu đúng và sống khỏe hơn mỗi ngày, bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải tỏa nỗi lo thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

(57)
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt. Hiện tượng này đôi khi khiến bạn lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.Sau nhiều tháng mang ... [xem thêm]

Sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ đặt túi ngực – những điều cần biết

(64)
Nếu đã phẫu thuật nâng ngực, có một số vấn đề bạn cần được biết về sàng lọc ung thư vú thường quy và các quy trình chẩn đoán liên quan.“Không đơn ... [xem thêm]

Lợi ích bất ngờ của óc sáng tạo với sức khỏe con người

(55)
Việc giữ cho tinh thần và cảm xúc của bản thân không bị cuốn theo nhịp sống hối hả, tất bật trong thời đại ngày nay là một điều không dễ dàng. Hầu ... [xem thêm]

Giang mai thần kinh

(64)
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công vào hệ thần kinh.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm tốt cho xương ai cũng nên biết!

(77)
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu muốn cơ thể khỏe mạnh cũng như xương chắc khỏe, bạn nên ăn các loại thực ... [xem thêm]

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị viêm đại tràng

(46)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

8 lợi ích nếu bạn dùng mật ong trước khi ngủ

(28)
Mật ong không chỉ là một nguyên liệu tạo hương vị ngọt ngào cho các món ăn mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu dùng mật ong trước khi ... [xem thêm]

Mẹo khiến việc uống nước thú vị hơn!

(93)
Nhiều loại đồ uống chứa nhiều đường thì lại ít hoặc không có chất dinh dưỡng, còn có những loại nhiều dinh dưỡng thì lại dư chất béo và calo. Sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN