Dịch âm đạo khi mang thai có đáng lo?

(3.78) - 17 đánh giá

Mẹ bầu cần chú ý đến dấu hiệu tiết dịch âm đạo khi mang thai, nhất là khi âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn bình thường để tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Khi mẹ bầu phát hiện cơ thể có dịch âm đạo tiết ra, hẳn sẽ rất lo lắng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tiết ra dịch âm đạo khi mang thai có bình thường không?

Dịch âm đạo là những chất dịch xuất hiện trên quần lót. Trong những tháng thai kỳ, những chất dịch này sẽ nhiều hơn do hàm lượng estrogen tăng lên, lượng máu chảy vào vùng âm đạo nhiều hơn.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dịch tiết âm đạo làm đầy ống cổ tử cung và tạo ra chất nhầy cổ tử cung. Khi cổ tử cung bắt đầu giãn và mở ra sẽ tiết ra chất nhầy này và bạn sẽ nhận thấy dịch trông giống lòng trắng trứng hoặc nước mũi. Chất dịch này cũng có thể chứa một ít máu và có mùi.

Nên khám bác sĩ trong trường hợp nào?

Nếu có chất dịch trong suốt tiết ra thì khó có thể biết được đó là chất nhầy hay bạn đang rò rỉ nước ối. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • Bạn chưa đến tuần thứ 37 và bạn nhận thấy sự gia tăng số lượng chất dịch tiết ra hoặc sự thay đổi về màu sắc của chất dịch âm đạo (màu hồng hoặc màu nâu nhạt). Đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ non;
  • Bạn có tiết ra dịch màu trắng, không mùi mà gây đau đớn khi đi tiểu hay quan hệ tình dục, đau nhức, ngứa hoặc bỏng rát hoặc âm hộ của bạn trông như bị viêm. Điều này có nghĩa là bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo.
  • Bạn nhận thấy dịch có màu trắng hoặc xám với mùi tanh. Đây có thể là một loại nhiễm trùng âm đạo khác gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn;
  • Chất dịch có màu vàng hoặc xanh lá cây, sủi bọt và có mùi khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng trichomonas, một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Các triệu chứng khác của chứng trichomonas bao gồm âm đạo bị đỏ, khó chịu hoặc ngứa trong khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục;
  • Chất dịch có mùi hôi, sủi bọt hoặc có màu vàng, xanh hoặc xám, có thể bạn đã bị nhiễm những bệnh nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ngay cả khi bạn không có các triệu chứng kích ứng, ngứa hoặc rát.

Nếu bạn nghĩ bản thân bị nhiễm trùng âm đạo thì không nên tự mua thuốc để điều trị. Các triệu chứng không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được, vì vậy điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ trước để chẩn đoán và có sự điều trị thích hợp.

Thai phụ cần làm gì?

Để vùng tam giác luôn khỏe mạnh, bạn hãy giữ nó sạch sẽ bằng cách luôn lau từ trước ra sau và mặc đồ lót chất liệu cotton. Tránh mặc quần ni-lông bó sát, tắm bồn, sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng có mùi thơm hay dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Bạn không nên dùng vòi xịt vào âm đạo vì sẽ làm hỏng sự cân bằng bình thường của hệ thực vật âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, bác sĩ không khuyến khích dùng vòi xịt trong thời gian mang thai vì trong một số ít trường hợp nó có thể đưa không khí vào hệ thống tuần hoàn qua âm đạo, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích về tình trạng dịch âm đạo trong thai kỳ. Hy vọng rằng những thông này sẽ giúp mẹ bầu có những tháng thai kỳ an toàn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều khiến phụ nữ mạnh mẽ trở nên hấp dẫn

(61)
Những phụ nữ mạnh mẽ luôn biết cách yêu thương bản thân và làm chủ cuộc sống của mình. Chính sự độc lập, thẳng thắn và tự tin bất chấp tuổi tác ... [xem thêm]

Làm thế nào khi “cậu nhỏ” bị đau?

(45)
Hẳn là bạn đã từng nhìn thấy trên phim cảnh một anh chàng bị đánh vào ngay vùng kín và lăn ra vì đau đớn. Tại sao khu vực này lại nhạy cảm đến vậy và ... [xem thêm]

Những điều nên và không nên làm khi mắc viêm gan C

(61)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Vấn đề nhận thức do đột quỵ thời ấu thơ

(12)
Khi về già, sẽ có những thay đổi bất thường trên cơ thể, khiến người già cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bạn đừng xem nhẹ vì ... [xem thêm]

10 cách ăn phô mai lành mạnh tốt cho sức khỏe

(23)
Phô mai ngày nay dường như đã trở thành “nữ hoàng” của làng ẩm thực từ Âu sang Á bởi độ mềm mịn, cùng vị béo ngậy thơm lừng làm mê đắm biết bao ... [xem thêm]

Mạc cơ là gì?

(72)
Bao quanh các cơ là mạc cơ. Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi của cơ. Do đó, sự tổn thương hay hạn chế của các mạc cơ cũng dẫn đến các tổn ... [xem thêm]

Bị dị ứng thức ăn, bạn nên ăn gì ở công sở?

(43)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Mách bạn 5 cách tẩy lông không cần wax

(20)
Wax là một trong những phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ lông không cần thiết trên cơ thể. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng nó có một vài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN