9 bí quyết giúp bạn ngăn ngừa mùi hôi dưới cánh tay

(4.47) - 38 đánh giá

Bạn đang băn khoăn vì mùi hôi dưới cánh tay? Hello Bacsi sẽ giúp bạn xử lý mùi cơ thể này bằng những bí quyết cực kỳ đơn giản!

Mùi cơ thể thường hòa lẫn trong mồ hôi nên còn gọi là mùi mồ hôi được sản sinh qua tuyến tiết đầu. Tuyến tiết đầu là nơi dễ tích tụ các vi khuẩn trên làn da. Khi các vi khuẩn này hấp thụ mồ hôi, sẽ hình thành sản phẩm phụ giải phóng mùi cơ thể. Sau đây là một số bí quyết ngăn ngừa mùi hôi dưới cánh tay mà bạn có thể áp dụng ngay:

1. Sử dụng loại lăn khử mùi phù hợp

Đối với hầu hết phụ nữ, lăn khử mùi chính là một trong những biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa mùi cơ thể khó chịu. Lăn khử mùi thường có chứa thêm hương liệu, giúp át đi mùi cơ thể do vi khuẩn gây ra. Khi bạn thường xuyên sử dụng lăn khử mùi thoa lên vùng da dưới cánh tay, có thể giúp ức chế mùi khó chịu trong vài giờ.

Sản phẩm này có nhiều mùi hương khác nhau nên bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích. Bên cạnh đó, nhiều loại chứa thêm chất dưỡng ẩm giúp giữ làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa khô ráp, cũng như bảo vệ làn da khỏi các tác hại từ việc cạo lông vùng da dưới cánh tay. Nếu vùng da này của bạn quá mẫn cảm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại lăn khử mùi thích hợp nhé.

2. Thoa thuốc chống mồ hôi trước khi ngủ

Nếu bạn thoa thuốc chống mồ hôi sau khi tắm vào buổi sáng, lượng mồ hôi tích tụ sẽ tẩy trôi thuốc, làm mất đi hiệu quả của sản phẩm. Do đó, việc thoa thuốc chống mồ hôi trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngăn ngừa đổ mồ hôi trong suốt cả đêm, nhờ đó không gây mùi khó chịu. Điều này sẽ tốt hơn khi bạn sử dụng sản phẩm này hoặc lăn khử mùi vào buổi sáng hôm sau. Hãy nhớ lăn khử mùi không có hiệu quả giúp ngăn ngừa đổ mồ hôi mà chỉ giúp át đi mùi mồ hôi, do đó hãy kết hợp thoa thuốc chống mồ hôi vào buổi tối.

Thuốc chống mồ hôi thường chứa các thành phần hóa học giúp làm giảm tình trạng tiết mồ hôi. Các hoạt chất như aluminium zirconium trichlorohydrex gly và aluminium zirconium tetrachlorohydrex gly chứa trong thuốc chống mồ hôi có thể ngăn chặn và giảm thiểu sự tiết mồ hôi khi bạn thoa vào vùng da dưới cánh tay. Lượng mồ hôi tích tụ trên da càng ít thì tình trạng vi khuẩn hấp thu mồ hôi cũng giảm bớt, nhờ đó không còn gây mùi cơ thể khó chịu. Bên cạnh đó, một số chế phẩm chống mồ hôi còn chứa thêm chất khử mùi, giúp át đi mùi cơ thể. Hãy kiểm tra thành phần sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo rằng sản phẩm có chứa chất chống mồ hôi nhé.

3. Sử dụng thuốc kê đơn

Nếu việc sử dụng các loại thuốc chống mồ hôi vẫn không giúp bạn cải thiện tình trạng này, bạn có thể chuyển sang dùng các loại thuốc kê đơn có dược tính mạnh hơn, tất nhiên là sau khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Các loại thuốc chống mồ hôi này có chứa mức thành phần hoạt tính cao hơn như aluminum clorua giúp ngăn tiết mồ hôi. Tuy nhiên, vì có dược tính cao, các sản phẩm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây viêm sưng và khiến da ngứa ngáy. Trước khi sử dụng sản phẩm lần đầu, hãy thử thoa thuốc lên một vùng da nhỏ trên cánh tay để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

4. Tiêm botox dưới cánh tay

Botox là một sự lựa chọn khác dành cho những phụ nữ gặp phải tình trạng có mùi hôi nách mãn tính bởi vì trong botox có chứa một chất độc thần kinh mạnh giúp ngừng tiết mồ hôi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiêm botox vào vùng dưới cánh tay của bạn.

Sau khi tiêm thuốc, các thành phần chứa trong botox sẽ ngăn chặn hoạt động của một loại chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetycholine. Acetycholine đóng vai trò cần thiết trong việc giúp chức năng của tuyến mồ hôi hoạt động chính xác. Nếu chất dẫn truyền thần kinh này bị ức chế, sự tiết mồ hôi sẽ bị giảm thiểu, nhờ đó khiến vi khuẩn không thể hấp thu mồ hôi gây mùi khó chịu.

5. Dùng hỗn hợp hydrogen peroxide và nước

Hỗn hợp này khá hiệu quả trong việc giúp ngăn chặn, loại bỏ mùi hôi nách khó chịu cho bạn. Bạn hãy cho một thìa peroxide (3%) vào 1 tách nước và hòa tan. Sau đó, bạn dùng khăn vải đã thấm hỗn hợp lau qua các vùng da có mùi khó chịu như nách, bàn chân… Hỗn hợp này có thể giúp loại bỏ vài loại vi khuẩn gây mùi cơ thể.

6. Giặt quần áo thường xuyên

Bạn nên giặt quần áo thường xuyên, đặc biệt là quần áo thể thao, thay vì mặc một bộ quần áo trong nhiều lần thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu mồ hôi chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên mùi cơ thể của bạn thì việc giặt giũ quần áo thường xuyên sẽ giúp giảm bớt tình trạng mồ hôi và vi khuẩn tích tụ, giúp bạn kiểm soát mùi cơ thể.

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Trong vài trường hợp, các thực phẩm, các loại dầu, giàu chất béo cùng những thực phẩm có mùi nặng như tỏi, cà ri, hành tây có thể xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn gây mùi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định thay đổi chế độ ăn uống nhé!

Việc thay đổi chế độ ăn uống không chỉ giúp bạn giảm bớt mùi cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp vì răng miệng sẽ thơm tho hơn!

8. Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi

Tình trạng đổ mồ hôi quá mức hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi có thể là nguyên nhân khiến vùng da dưới cánh tay của bạn có mùi khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể đi khám bác sĩ để tiến hành một số biện pháp điều trị trong trường hợp tiết mồ hôi nghiêm trọng. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi. Sau khi thăm khám, bác sĩ của bạn có thể đưa ra chẩn đoán cũng như liệu pháp điều trị chính xác.

9. Cạo lông vùng da dưới cánh tay

Bạn nên thường xuyên cạo lông ở vùng da dưới cánh tay, tuy nhiên, hãy chú ý đến sự vệ sinh của dao cạo, tuân thủ đúng các bước cạo lông đúng cách để vùng da này luôn mềm mịn và hạn chế nhiễm trùng. Thói quen sinh hoạt này có thể giúp làm giảm sự tích tụ vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa tiết mồ hôi gây mùi cơ thể.

Với những biện pháp ngăn ngừa mùi hôi dưới cánh tay, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng mùi cơ thể khó chịu và nhanh chóng lấy lại sự tự tin!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí bí quyết chăm sóc vùng da quanh mắt

(91)
Có lẽ bạn đang nghĩ: đã dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt thì sử dụng thêm kem dưỡng mí mắt và bọng mắt có vẻ không cần thiết. Vùng da quanh mắt sẽ biểu ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ: Nguyên nhân từ đâu?

(62)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

Cách phòng bệnh bại não cho trẻ trước – trong và sau thai kỳ

(55)
Bệnh bại não được xem là một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Việc bố mẹ trang bị thật kĩ những kiến ... [xem thêm]

Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em: Hiểu rõ để giúp con mau khỏi

(11)
Bạn đã bao giờ thấy những vệt trắng loang lổ và đốm đỏ xuất hiện trên lưỡi của con chưa? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở ... [xem thêm]

U hạt bẹn

(15)
U hạt bẹn là bệnh phổ biến ở những vùng nhiệt đới và những nước đang phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơ quan sinh dục, bẹn và ... [xem thêm]

Tác dụng của sáp dưỡng ẩm Vaseline và lưu ý khi sử dụng

(33)
Sáp dưỡng ẩm Vaseline là loại sáp dầu khoáng thường được sử dụng như một chất làm mềm da và làm dịu vết bỏng. Tác dụng của vaseline là không thể ... [xem thêm]

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

(74)
Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.Tiểu ... [xem thêm]

3 cách để cuộc sống gia đình thật thoải mái, hạnh phúc

(83)
Chất lượng cuộc sống gia đình bạn như thế nào tùy thuộc vào cách vun vén của các thành viên. Song vun vén thế nào cũng cần biết cách làm cho đúng. Ngoài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN