Cảm giác tê tay chân có thể là một dấu hiệu bệnh nguy hiểm

(4.31) - 95 đánh giá

Cảm giác tê tay chân vừa khiến bạn khó chịu lại gây áp lực lên các dây thần kinh quan trọng bên trong. Đây có thể chỉ là một hiện tượng bình thường và sẽ qua rất nhanh, nhưng đôi khi cảm giác này là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng mà bạn cần lưu ý.

Sau khi chấn thương hay nhiễm trùng, bạn có thể sẽ gặp cảm giác tê tay chân đi kèm những cơn ngứa ran, châm chích, mất cảm giác một phần cơ thể hoặc da bị nóng hay lạnh. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem cảm giác này có nguy hiểm không và phòng ngừa thế nào nhé.

Tại sao bạn có cảm giác tê tay chân?

Bạn có thể bị tê tay chân do một số vấn đề sức khỏe hay các yếu tố như giới tính hay thói quen sinh hoạt.

Nguyên nhân gây cảm giác tê tay chân

Những cơn tê tay chân có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau.

1. Thiếu vitamin: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê tay chân. Bạn có thể đang thiếu vitamin B, B1, B6, B12 hoặc vitamin E. Ngoài ra, tình trạng dư vitamin D và vitamin B6 cũng có thể gây cảm giác tê tay chân.

2. Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng như herpes, zona và HIV/AIDS thường có thể khiến nhiệt độ da thay đổi bất thường. Da lạnh hay nóng quá cũng có thể gây cảm giác tê tay chân.

3. Chấn thương: Dây thần kinh có thể bị chèn và khiến tay chân bị tê nếu bạn bị chấn thương do tập luyện sai tư thế hay nâng tạ quá nặng. Ngoài ra, các chứng như thoát vị đĩa đệm và trật xương có thể gây cảm giác tê tay chân.

4. Uống rượu bia: Rượu bia gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Một trong những tác hại của rượu bia là tổn thương đến dây thần kinh, từ đó khiến bạn có cảm giác tê tay chân.

5. Nhiễm độc tố: Các độc tố môi trường như chì, asen và thủy ngân có thể ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh, khiến tay chân bị tê. Ngoài ra, độc tố từ một số loại thuốc hóa trị và thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong cơ thể và dẫn đến cảm giác tê tay chân.

6. Mắc các bệnh nguy hiểm: Các bệnh như tổn thương gan, bệnh về máu, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tuyến giáp, đột quỵ và tiểu đường ảnh hưởng tới toàn cơ thể. Một trong những ảnh hưởng của các bệnh kể trên là khiến tay chân bị tê.

7. Bị côn trùng cắn: Cảm giác tê tay chân có thể do bạn bị động vật hay côn trùng cắn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lyme – một chứng nhiễm khuẩn thường gặp nếu bạn bị ve cắn.

Những yếu tố khiến bạn có cảm giác tê tay chân

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cũng dễ có cảm giác tê tay chân nếu có những yếu tố sau đây:

• Thụ động: Thói quen ngồi, nằm hay đứng một chỗ quá nhiều mà không vận động cơ bắp cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tê chân tay.

• Giới tính nữ: Phụ nữ có nhiều khả năng bị tê chân tay vì họ có các kênh thần kinh hẹp hơn nam giới.

• Béo phì: Các dây thần kinh sẽ bị chèn ép nếu trọng lượng cơ thể của bạn quá lớn dẫn đến cảm giác tê tay chân.

Làm cách nào hết cảm giác tê tay chân?

Bạn có thể tự tập luyện nâng cao sức khỏe hay nhờ bác sĩ can thiệp để hết cảm giác tê tay chân:

• Nghỉ ngơi: Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là nghỉ ngơi để các mô đang bị chèn được giãn ra.

• Vật lý trị liệu: Bạn hãy tăng cường sức mạnh các cơ bắp quanh dây thần kinh bị chèn bằng một số bài tập và vật lý trị liệu giúp tăng khả năng vận động và sự linh hoạt.

• Dùng thuốc: Nếu tình trạng kéo dài, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc để làm giảm cảm giác tê tay chân.

Cách phòng ngừa cảm giác tê tay chân

Để phòng ngừa cảm giác tê chân tay, cách hiệu quả nhất là bạn cần vận động thường xuyên hơn theo các lời khuyên sau đây:

• Tập thể dục hàng ngày: Thói quen tập luyện hằng ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó ngừa chứng tê tay chân. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập.

• Không ngồi làm việc quá lâu: Nếu công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều trước máy tính, thỉnh thoảng bạn hãy nghỉ ngơi và đi lại trong văn phòng để thư giãn gân cốt.

Mặc dù các bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bạn đẩy lùi cảm giác tê tay chân, nhưng trong một số trường hợp, bạn vẫn cần trợ giúp của bác sĩ. Vậy nên bạn hãy đi khám khi thấy tay chân bị tê để kiểm tra sức khỏe nhé!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng thuốc nhuận tràng cho bà bầu có an toàn?

(85)
Các bác sĩ thường chỉ định các thuốc nhuận tràng cho bà bầu như là phương pháp điều trị thứ hai vì một số tác dụng phụ của thuốc.Táo bón là một ... [xem thêm]

Bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) ở trẻ em

(38)
Sự hiện diện của vi khuẩn huyết ẩn trong máu gây nên bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Bệnh nguy hiểm này không có triệu chứng rõ ràng mà ... [xem thêm]

11 bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả

(62)
Đau vai gáy là tình trạng căng cơ mà ai cũng có thể gặp. Bạn có thể tự chữa đau vai gáy nhanh chóng bằng các bài tập căng – duỗi cơ hiệu quả.Cứng cổ và ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson

(15)
Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chuyên dùng để ... [xem thêm]

Cảm giác nóng rát ở dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục

(11)
Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Nóng ... [xem thêm]

Đậu nành gây ung thư vú: Đúng hay sai?

(37)
Đậu nành hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Thế nhưng gần đây một số người lại truyền tai nhau rằng đậu nành gây ung thư vú. Vậy điều này có ... [xem thêm]

10 Cách Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh Đơn Giản Và Hiệu Quả

(38)
Sau thời gian dài mang thai, vùng bụng của phụ nữ thường trở nên chảy xệ, tích trữ nhiều mỡ. Lúc này, bạn cần có những biện pháp thích hợp để làm ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

(56)
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN