8 tuần

(3.61) - 47 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Giai đoạn này, kích thước não của bé sẽ tăng dần lên. Trong ba tháng đầu tiên, não bé có thể tăng khoảng 5 cm.

Vào tuần tuổi thứ 8, con bạn có thể:

  • Nhấc đầu lên 90 độ khi nằm sấp;
  • Giữ đầu ở nguyên vị trí khi được đặt ngồi thẳng;
  • Chạm hai tay vào nhau;
  • Trở nên yên lặng đến mức kỳ quặc. Thực ra đây chính là lúc bé đang quan sát và học hỏi.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Đây là thời gian quan trọng để bé học hỏi, vậy nên bạn hãy sử dụng những khoảng thời gian bé im lặng để làm quen với bé: hãy giao tiếp, nói chuyện, hát cho bé nghe, mô tả những hình ảnh trên sách báo với bé mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng có thể nói với bé những câu âu yếm khi đang thay tã cho bé, cho bé bú. Đó chính là cách tốt nhất để bạn hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, thính giác và thị giác.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi đi khám và kiểm tra thể chất, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra các vấn đề sau:

  • Kiểm tra tim bé bằng ống nghe và kiểm tra nhịp tim bằng mắt thường thông qua quan sát thành ngực khi bé hít thở.
  • Kiểm tra bụng của bé bằng cách sờ nắn để tìm các dấu hiệu bất thường nào ở khớp hông. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bé có bị sai khớp hay không bằng cách thử xoay chân bé.
  • Kiểm tra tay và cánh tay, chân và bàn chân để xem chúng có phát triển và chuyển động bình thường hay không.
  • Kiểm tra lưng và cột sống để tìm kiếm dấu hiệu bất thường ở khu vực này.
  • Kiểm tra phản xạ và mắt của bé bằng kính soi hoặc bút chiếu sáng, kiểm tra chức năng dẫn truyền âm thanh của tai bằng ống soi tai, đồng thời xem xét màu sắc, chất lỏng và chuyển động của tai bé để giác quan của bé phát triển tốt.
  • Kiểm tra mũi bằng ống soi. Cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra màu sắc và tình trạng chất nhầy màng mũi.
  • Kiểm tra vùng miệng và họng để xem xét các màu sắc, vết loét trên vùng miệng và cổ họng.
  • Xem xét khả năng cử động ở cổ, tuyến giáp và kích thước của hạch bạch huyết (các hạch bạch huyết thường nổi rõ hơn ở trẻ nhỏ và đây là điều hết sức bình thường).
  • Kiểm tra nách bằng cách xem xét các tuyến bạch huyết có bị sưng lên hay không.
  • Kiểm tra các điểm mềm trên đầu bé bằng cách sờ nắn vùng đầu.
  • Kiểm tra hô hấp và chức năng hô hấp cuả bé bằng cách quan sát, dùng ống nghe hoặc siêu âm ngực và lưng.
  • Kiểm tra các cơ quan sinh dục để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường; hậu môn có vết nứt hoặc rạn hay không.
  • Kiểm tra vết lành dây rốn và thực hiện cắt bao quy đầu (nếu có).
  • Kiểm tra da bằng cách kiểm tra sắc tố da, vết hăm tã, vết bớt trên da.
  • Kiểm tra sự di chuyển và hành vi, khả năng tiếp xúc với người khác của bé.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Sau đây là một số vấn đề bạn cần biết khi chăm sóc bé trong giai đoạn này:

Cắt bao quy đầu

Ở giai đoạn này, bé có thể được chỉ định cắt bao quy đầu. Đừng quá lo lắng nếu con bạn tỏ ra đau nhức hoặc chảy một chút máu sau cắt bao quy đầu. Bạn nên lót cho bé hai tã cùng một lúc trong những ngày đầu sau khi cắt bao quy đầu để hạn chế sự tiếp xúc và tác động ở đùi bé đến dương vật. Bạn cũng có thể sử dụng băng gạc sạch có thấm thuốc mỡ để băng dương vật. Bạn cũng cần chú ý luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và tránh để dương vật tiếp xúc với nước khi tắm cho bé cho đến khi vết thương lành hẳn.

Nấc

Trong một số trường hợp, bé bị nấc khi mới sinh ra – điều này có nghĩa là bé đã nấc khi còn trong bụng mẹ. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây nấc là do phản xạ của bé. Một lý thuyết khác cho rằng khi bú, bé có thể nuốt quá nhiều không khí, điều này có thể gây đầy bụng, từ đó dẫn đến tình trạng nấc. Đa phần các bé sẽ không cảm thấy khó chịu khi bị nấc.

Hắt hơi

Khi sinh ra, bé thường vẫn còn chất nhầy dư thừa và nước ối trong đường hô hấp. Hắt hơi thường xuyên sẽ giúp trẻ sơ sinh loại bỏ các chất kể trên cùng các tạp chất từ môi trường bên ngoài xâm nhập qua đường mũi. Cơ chế này cũng giống như việc người lớn hít phải mùi hạt tiêu và muốn hắt hơi. Bé cũng có thể hắt hơi khi tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời.

Mắt của bé

Đừng quá hoảng hốt khi bạn nhận ra mắt của bé trông hơi lệch. Trên thực tế trong nhiều trường hợp, da bị gấp nếp ở các góc bên trong mắt cũng sẽ làm cho mắt bé trông hơi lệch. Khi bé lớn hơn, các nếp gấp sẽ mất đi và mắt bé bắt đầu đều nhau hơn. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, hãy chia sẻ điều này với bác sĩ để được tư vấn chu đáo hơn.

Trong những tháng đầu, bạn sẽ nhận thấy rằng đôi mắt bé chuyển động ngẫu nhiên và không tập trung nhìn vào một vật cụ thể. Điều này chứng tỏ bé vẫn còn đang làm quen cách sử dụng mắt và đang luyện tập cơ mắt. Tuy nhiên trước khi bé tròn ba tháng tuổi, thị giác và nhận thức của bé sẽ được cải thiện hơn. Nếu bạn nhận thấy thị giác của bé không phát triển, ánh mắt luôn bất định, hãy trao đổi điều này với bác sĩ. Nếu mắt bé bị lác, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Một trong những thói quen ở bé mà bạn cần quan tâm là mút núm vú giả. Hãy cân nhắc các yếu tố sau trước khi quyết định có nên cho bé dùng núm vú giả hay không, và nếu có, bạn cần quyết định khi nào bé nên dùng và trong bao lâu.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng núm vú giả có thể khiến bé ngưng bú mẹ sớm hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng việc cho bé dùng núm vú giả sớm không hề làm bé nhầm lẫn núm vú giả với vú mẹ hay cản trở việc cho bé bú trong ba tháng đầu tiên. Bạn cần theo dõi bé thật chặt chẽ nếu quyết định cho bé sử dụng núm vú giả. Núm vú giả có thể phát huy tác dụng khi vật dụng này có khả năng giúp bé trở nên ngoan và dễ chịu hơn, đặc biệt là khi bạn cần ru bé ngủ, hát cho bé nghe, cho bé ngồi xe đẩy.

Tuy nhiên, núm vú giả cũng có thể phản tác dụng nếu bé trở nên ỷ lại và quá phụ thuộc vào nó. Trong một vài trường hợp, ngậm núm vú giả khi đi ngủ có thể gây trở ngại khi bé đang học cách ngủ một mình. Nếu quá lệ thuộc vào núm vú giả, bé có thể tỉnh giấc khi để rơi mất núm vú vào nửa đêm và không thể ngủ trở lại mà không có nó. Trong trường hợp đó, chính bạn sẽ là người phải thức dậy để đặt lại núm vú vào miệng bé. Chính vì điều đó, bạn chỉ nên cho bé dùng núm vú giả tạm thời để thỏa mãn nhu cầu ngậm vú và hoặc làm dịu cơn quấy khóc của bé. Nếu sử dụng lâu dài, việc sử dụng núm vú giả có thể gây nghiện cho bé và trở thành thói quen khó bỏ của bé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu HIV ở nam giới mà bạn cần lưu ý

(74)
Việc phát hiện sớm dấu hiệu HIV ở nam giới sẽ giúp bạn làm chậm tiến triển bệnh đến giai đoạn nặng và hạn chế lây nhiễm bệnh.Theo Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Cách để xác định nhu cầu calo của trẻ sơ sinh

(74)
Nhu cầu calo của trẻ sơ sinh rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng hiện tại, cấu tạo cơ thể, cân nặng khi chào đời, khả năng ... [xem thêm]

[Infographic] Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

(59)
Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.Hiện nay, ... [xem thêm]

5 mẹo ăn uống giúp kiểm soát hen suyễn cực đơn giản

(86)
Bài viết dưới đây cung cấp 5 mẹo ăn uống đơn giản giúp những người mắc bệnh hen suyễn có thể hạn chế được những phản ứng do bệnh ... [xem thêm]

7 tuần

(85)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần tuổi thứ bảy, một số bé có thể:Nhấc đầu lên 45 độ khi nằm sấp;Phát ra âm thanh khác ngoài ... [xem thêm]

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài?

(33)
Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và làm thế nào để bảo đảm an toàn cho bé là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con nhỏ.Theo quan niệm ... [xem thêm]

11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng

(83)
Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y ... [xem thêm]

10 điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

(14)
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé. Hãy tham khảo 10 điều cần thiết sau để chuẩn bị tốt nhất khi con bạn bắt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN