[Infographic] Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

(3.95) - 59 đánh giá

Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành thị lớn hoặc khu công nghiệp đang ở mức báo động và ngày càng trầm trọng hơn. Màn sương mờ ảo vào buổi sáng đôi khi chính là lớp bụi mịn – một trong những tác nhân khiến đường hô hấp ngày càng trở nên nhạy cảm. Theo các chuyên gia, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ chịu tác động nhất của tình trạng ô nhiễm không khí.

Vì sao trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn?

Trẻ em có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe do chất lượng không khí kém. Bên cạnh đó, một số lý do khác khiến bé dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề trên gồm:

  • Trẻ em có xu hướng thở nhanh hơn so với người lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các chất ô nhiễm trong không khí có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bé cao hơn. Những chất gây ô nhiễm này có thể ở lại trong phổi một thời gian dài, từ đó ảnh hưởng đến bộ phận này nói riêng và cả sức khỏe tổng thể nói chung.
  • Phổi của trẻ nhỏ sẽ không hoàn thành quá trình phát triển cho đến khi bé tròn 6 tuổi. Nếu bé sống ở các khu vực nhiều khói bụi, chẳng hạn như công trình xây đựng, khu công nghiệp thì những yếu tố nguy hại sẽ dần dần làm suy yếu sức khỏe của hệ hô hấp và dẫn đến các vấn đề y tế khác.
  • Một lý do khác khiến trẻ nhỏ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe vì tác hại ô nhiễm không khí là việc bé tiếp xúc nhiều với các chất độc hại. Trẻ em thường dành thời gian ở ngoài trời để chơi đùa, vận động xung quanh trong sân chơi của nhà trẻ và trong khu dân cư, công viên. Những khu vực này không phải lúc nào cũng quá sạch sẽ. Bụi bẩn từ bên ngoài sẽ vô tình thâm nhập vào bên trong cơ thể con yêu.

Tác hại ô nhiễm không khí với trẻ nhỏ

Các chất gây ô nhiễm không khí có hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn theo nhiều cách nếu bé thường xuyên tiếp xúc với chúng, chẳng hạn như:

  • Ô nhiễm không khí quá mức cản trở sự tăng trưởng và phát triển của bé hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của phổi.
  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm một cách thường xuyên có thể làm nặng thêm các tình trạng sức khỏe như xơ nang hoặc hen suyễn ở trẻ em.
  • Tác hại ô nhiễm không khí ngoài việc ảnh hưởng đến hệ hô hấp thì chúng cũng tác động lên hệ thần kinh. Việc tiếp xúc lâu dài với các chất có hại như chì có nguy cơ kìm hãm sự phát triển nhận thức của trẻ.
  • Tác hại ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, góp phần làm cho tình trạng sức khỏe của bé trở nên yếu ớt hơn.

Cách làm giảm tác hại ô nhiễm không khí

Việc chỉ dựa vào một giải pháp duy nhất để làm giảm ô nhiễm không khí là điều không khả thi. Thế nên, bạn có thể bảo vệ con yêu khỏi tác hại của ô nhiễm không khí thông qua nhiều cách thức khác nhau để giữ cho bé yêu được an toàn và khỏe mạnh. Bạn hãy:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Biện pháp này sẽ giúp bé có được sức khỏe tốt, hạn chế nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp hoặc những tình trạng nghiêm trọng khác.
  • Nếu bạn cảm thấy chất lượng không khí trong nhà kém, hãy sử dụng máy lọc không khí để các tạp chất cùng nhiều yếu tố độc hại vốn ẩn nấp trong không khí được loại bỏ.
  • Khuyến khích bé yêu tham gia vào một số loại hoạt động thể chất hàng ngày. Bất kỳ loại hình vận động thể chất nào cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe phổi và hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống tim mạch. Những yếu tố này sẽ giúp bé có sức mạnh để chống lại các vấn đề sức khỏe.
  • Cho con chơi đùa ở những khu vực thông thoáng, có nhiều cây xanh, gió mát.
  • Dùng khẩu trang phòng độc, lọc bụi mịn mỗi khi di chuyển trên đường bằng xe gắn máy hay đi bộ. Các chuyên gia lưu ý, bố mẹ nên chọn sản phẩm mang ký hiệu N95, N99 bởi chúng có thể lọc được từ 85 – 99% những hạt bụi nhỏ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được phần nào những thông tin cần thiết về tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng hướng dẫn bé những thói quen vệ sinh cơ thể sau khi đi học hoặc đi chơi về để hạn chế vi khuẩn bám trên tay chân hay trên da gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

(76)
Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Vì polyp thường có mối liên hệ mật thiết với các bệnh nan y như ung thư cổ tử cung nên bạn cần thăm khám kịp thời.Đa ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị sẹo mụn

(55)
Mụn là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và cả người lớn. Mụn không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động lên tâm ... [xem thêm]

18 nguyên tắc ngầm phụ nữ mong muốn ở người mình yêu

(53)
Các quý ông không ít phen phải “khổ sở” vì sự khó hiểu của người phụ nữ, như người ta thường nói “đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”. Thế nhưng, ... [xem thêm]

Cảnh báo: thụt rửa âm đạo gây ung thư cổ tử cung

(89)
Ngày nay, hầu hết các tiệm thuốc tây đều có bán các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ dưới dạng chai rất tiện lợi cho người sử dụng xịt vào bên trong âm ... [xem thêm]

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống không phẫu thuật: Nhiệm vụ có khả thi?

(17)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành một căn bệnh gây nguy hiểm và tổn thương đến cột sống của người bệnh. Vậy chúng ta sẽ mất thời gian bao lâu ... [xem thêm]

Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(97)
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

9 liệu pháp tự nhiên giúp bạn trị chứng dị ứng

(94)
Dị ứng do cơ địa hoặc dị ứng do thời tiết hay môi trường khiến bạn luôn khó chịu với khoang mũi ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ… Để tránh các tác dụng ... [xem thêm]

8 công thức detox giảm cân thần tốc

(42)
Một số công thức detox giảm cân không những giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể bạn mà còn giúp thanh lọc, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.Nước uống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN