Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

(4.37) - 27 đánh giá

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều phụ nữ bị suy giáp đang muốn có con nghĩ đến. Tuyến giáp ảnh hưởng gần như tất cả các hoạt động của cơ thể, nếu tuyến giáp không tạo đủ hormone thì sẽ tạo ra nhiều tác động đến cơ quan, bao gồm cả hệ sinh sản.

Rối loạn tuyến giáp có thể là chỉ một bướu cổ nhỏ vô hại không cần điều trị, cho đến nghiêm trọng hơn là ung thư đe dọa tính mạng. Các vấn đề về tuyến giáp phổ biến nhất liên quan đến việc sản xuất bất thường hormone tuyến giáp, quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ tạo ra cường giáp và ngược lại sản xuất hormone không đủ sẽ dẫn đến suy giáp. Mặc dù ảnh hưởng của các bệnh tuyến giáp sẽ khiến bệnh nhân rất khó chịu hoặc không thoải mái nhưng hầu hết chúng có thể được kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Nếu bạn biết mình bị suy giáp hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bạn có nên có con hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để đảm bảo rằng chúng ổn định trước khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai. Khi cơ thể bạn không phóng thích trứng/rụng trứng sẽ làm cho bạn không thể mang thai.

  • Bạn gặp rắc rối trong thời gian sau kinh nguyệt: khi nửa thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, trứng đã thụ tinh không thể cấy an toàn và phải rời khỏi cơ thể bạn khi kinh nguyệt xảy ra (đây còn gọi là hiện tượng sẩy thai rất sớm) và thường bị nhầm lẫn là một chu kì bình thường.
  • Cơ thể bạn có nồng độ hormone kích thích tiết sữa cao: mức độ tăng lên của hormone phóng thích tuyến giáp và mức độ thấp của thyroxine sẽ dẫn đến sự rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
  • Bạn bị mất cân bằng hormone khác: Việc giảm hormone sinh dục globulin, tăng hormone nữ estrogen và thiếu progesterone sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone thích hợp để sinh sản.

Nếu nồng độ hormone của bạn quá thấp, bạn có thể bị suy giáp và không thể rụng trứng như bình thường. Nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy nạp vào vừa đủ lượng hormone thyroxine mà bạn thiếu để có thể khôi phục lại khả năng sinh sản.

Bạn phải làm gì để cải thiện tình trạng của mình?

Khi cố gắng để có thai, bạn có thể vô tình phát hiện ra mình bị suy giáp. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormone để xem bạn có vấn đề với việc thụ thai hay không. (Các triệu chứng khác của suy giáp là kiệt sức, suy nhược và tăng cân nhiều)

Nếu nồng độ hormone tuyến giáp của bạn quá thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị thay thế hormone thyroxine mà bạn đang thiếu và kê toa để bạn nạp được lượng hormone cần thiết trước khi bắt đầu có con.

Một khi đã thụ thai, bạn sẽ cần có đủ thyroxine để giúp cơ thể thích ứng với mọi thay đổi khi mang thai. Việc phát triển trí não của bé cũng rất cần các hormone này, vì vậy điều quan trọng là mức độ hormone mà bạn nạp vào là chính xác.

Nếu bạn bị ốm nghén nặng, hãy thay đổi thời gian uống thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn thêm.

Khi thai phát triển, nhu cầu hormone thyroxine có thể tăng lên đáng kể, thậm chí có thể tăng gấp đôi. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormone của bạn bốn tuần một lần trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, sau đó một lần nữa lúc vào lúc thai được 16 tuần và 28 tuần.

Bạn luôn có thể nhờ bác sĩ thực hiện các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nếu nồng độ thyroxine của bạn không ổn định, bạn nên tìm đến một chuyên gia. Việc chăm sóc kĩ lưỡng sẽ giúp bạn có thai và sinh con khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 kiểu tóc cho bé gái không những đáng yêu mà còn dễ làm

(48)
Nếu sinh con gái, ngoài sở thích mua quần áo đẹp cho con, các bà mẹ còn thích làm điệu cho mái tóc của con. Có rất nhiều kiểu tóc cho bé gái. Tùy vào tính ... [xem thêm]

Hút thuốc gây đau tim và tai biến mạch máu não

(74)
Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

Ghi nhanh 13 điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu vào cẩm nang làm mẹ

(16)
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì là điều được quan tâm hàng đầu. Bởi giai đoạn này bé còn quá nhỏ, trong khi cơ thể mẹ vẫn chưa thích ứng ... [xem thêm]

Đi tiểu nhiều khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

(75)
Nhiều bà bầu than phiền về việc đi tiểu nhiều khi mang thai làm gián đoạn công việc, giấc ngủ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy nguyên nhân do ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đến từ việc uống sữa dê

(38)
Sữa dê là loại thức uống vô cùng giàu khoáng chất, vitamin và đặc biệt tốt cho những người thiếu hụt canxi.Sữa bò là một trong những loại thức uống ... [xem thêm]

Tiết lộ 6 yếu tố bạn cần có để nuôi dạy con tốt

(26)
Các chuyên gia tại Đại học Harvard, Mỹ, đã tiết lộ 6 điều bạn nên thực hiện để nuôi dạy con tốt và giúp mối quan hệ gia đình trở nên gắn bó hơn. 6 ... [xem thêm]

Cảnh báo tác hại khôn lường của cơn tức giận khi cãi vã

(82)
Bạn đã từng trải qua cảm giác tức giận mỗi khi tranh cãi với bạn đời của mình hay đơn giản là kiềm nén và để mối quan hệ rơi vào trạng thái lặng ... [xem thêm]

Rèn luyện lối sống giúp làn da khỏe mạnh

(78)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN