8 cách đơn giản điều trị lẹo mắt tại nhà

(3.67) - 79 đánh giá

Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bã nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ u lên có thể to hơn khi nó chứa đầy mủ. Cách trị lẹo mắt tại nhà sẽ giúp bạn làm mờ đi những vết đau, sưng tấy để không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Lẹo mắt là do bụi bặm, phấn trang điểm hoặc những mảnh vụn khác làm tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến bã nhờn. Theo thống kê thì vi khuẩn staphyloccocus (tế bào hình cầu Gram dương) gây ra khoảng 90 đến 95% mụn lẹo ở mắt và “thủ phạm” còn có thể là một số các loại vi khuẩn khác.

Ngoài ra, những người đang bị viêm bờ mi có nguy cơ bị mọc lẹo cao hơn. Các yếu tố khác gồm cơ thể thiếu nước, căng thẳng và những thay đổi hormone cũng góp phần làm xuất hiện lẹo.

Lẹo mắt thường sẽ biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày bằng cách chữa trị đơn giản tại nhà. Dưới đây là 8 cách trị lẹo mắt tại nhà có thể làm giảm diễn tiến xấu của mụn lẹo.

1. Hạn chế đưa tay lên mắt

Nếu bạn có thói quen dụi mắt thì điều này có thể làm bụi bẩn hoặc các mảnh vụn khác vướng vào mắt và chúng sẽ làm tắc nghẽn các tuyến bã nhờn. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng nặng thêm của lẹo mắt, bạn hãy hạn chế đưa tay lên mắt.

2. Rửa mặt bằng nước ấm để trị lẹo mắt

Bạn nên làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt. Bạn đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.

3. Tuyệt đối không nên nặn lẹo mắt

Lẹo mắt làm bạn khá khó chịu và muốn nặn chúng nhưng việc làm này sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Khi bạn nặn mủ ra ngoài thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác. Do vậy, bạn nên để mụn lẹo khô tự nhiên hoặc uống thuốc để làm mủ khô nhanh hơn.

4. Bạn nên để lẹo mắt thoáng

Bạn hoàn toàn không nên trang điểm để che lẹo mắt vì điều này có thể làm chậm quá trình lành lẹo mắt và thậm chí làm mắt bạn khó chịu hơn. Hơn nữa, chì kẻ mắt và cọ trang điểm cũng có thể làm vi khuẩn bám nhiều hơn vào mắt và khiến chúng lan ra một bên mắt còn lại. Nếu bạn đeo kính áp tròng thì bạn nên thay thế bằng kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính và lan rộng ra.

5. Vệ sinh mí để trị lẹo mắt

Việc vệ sinh mí mắt sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với chiết xuất không làm cay mắt để làm việc này. Bạn lấy một lượng dầu gội vừa đủ và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này mỗi ngày hoặc hai ngày một lần.

6. Tẩy trang sạch sẽ

Những lớp trang điểm có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, nếu bạn trang điểm, bạn nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên, bỏ đi những mí mắt giả đã sử dụng và biết cách tẩy trang mặt thật cẩn thận. Ngoài ra, bạn cũng nên “tạm biệt” mascara, chì kẻ mắt hoặc phấn mắt đã sử dụng hơn 3 tháng.

7. Chườm túi trà để trị lẹo mắt

Thay vì sử dụng chiếc khăn lau mặt ấm và sạch sẽ, bạn có thể dùng một túi trà nóng. Trà xanh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn.

Đầu tiên, bạn đun sôi nước rồi thả túi trà vào. Sau đó, bạn chờ trong vòng 1 phút để cho túi trà nguội rồi chườm lên mắt. Điều quan trọng là bạn phải dùng hai túi trà riêng cho từng mắt để tránh lây lan vi khuẩn. Bạn nên giữ túi trà trên mắt trong vòng 5 đến 10 phút.

8. Uống những loại thuốc giảm đau không cần kê toa

Nếu lẹo mắt làm bạn đau đớn, bạn nên dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm nhẹ cơn đau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để uống thuốc đúng liều.

Bạn có thể áp dụng những cách trên để hạn chế vi khuẩn lây lan cũng như giảm đau ở mắt do mụn lẹo. Tuy nhiên, nếu lẹo mắt trở nên to và đau hơn hoặc không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • 10 cách đánh tan bọng mắt
  • Giảm quầng thâm mắt bằng 7 nguyên liệu có sẵn trong bếp
  • 4 mẹo chọn kem dưỡng vùng da quanh mắt

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 công thức mặt nạ nha đam trị mụn trắng da

(24)
Những chiếc lá nha đam (lô hội) mọng nước chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, rất hữu ích trong việc dưỡng ẩm và phục hồi da tổn thương. Hôm ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về hồi phục sau mổ đục thủy tinh thể

(85)
Theo thống kê từ các chuyên gia nhãn khoa, mổ đục thủy tinh thể là một trong những liệu pháp phẫu thuật an toàn cũng như đơn giản nhất trong vòng một thập ... [xem thêm]

13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

(15)
Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bằng cách duy trì chế ... [xem thêm]

Mắt bị mờ khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

(20)
Mắt bị mờ khi mang thai là một trong những vấn đề thị lực thường gặp ở mẹ bầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như nồng ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ giúp vợ giảm đau cơ khi tập yoga

(26)
Có thể nói yoga là một bài tập luyện cho toàn bộ cơ thể. Bộ môn này có khả năng chữa lành cơ thể từ bên trong ra bên ngoài. Tuy nhiên, cũng như các hoạt ... [xem thêm]

Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

(80)
Nếu bạn bị bệnh chàm trong giai đoạn mang thai, việc đầu tiên cần làm là tham vấn bác sĩ về những phương pháp điều trị an toàn trong và sau giai đoạn thai ... [xem thêm]

Ăn kiêng giảm cân như thế nào mới hiệu quả?

(18)
Khi lên kế hoạch ăn kiêng giảm cân một cách lành mạnh, bạn không những sẽ cải thiện được vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe nữa đấy.Ăn kiêng giảm ... [xem thêm]

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của giá đỗ

(85)
Giá đỗ là một loại thực phẩm không hề xa lạ và thường xuất hiện hằng ngày trong các món ăn gia đình. Giá đỗ không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN