8 cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả được các chuyên gia nhi khuyên dùng

(4.41) - 79 đánh giá

Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng nhanh. Nếu nhìn thấy con có những biểu hiện của trẻ chậm nói, chắc chắn ba mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng và không biết phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu để giúp con… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo bởi nếu biết cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả thì bé vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.

Dạy trẻ chậm nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có cách dạy cũng như phương pháp đúng thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Có nhiều phương cách dạy trẻ chậm nói, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của ba mẹ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng, Chúng tôi giới thiệu để bạn cùng áp dụng giúp cho bé nhanh biết nói nhé.

1. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Để cải thiện khả năng nói của của trẻ, cách tốt nhất là bạn hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ không nói được. Với trẻ sơ sinh mới bắt đầu tập nói hay còn gọi là “hóng chuyện”, bạn có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má…, dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. Hãy luôn khen ngợi con khi con đáp lại, còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục phát âm nữa nhé.

Trẻ lớn hơn chút khi trò chuyện với trẻ, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Cha mẹ không nói ngọng kiểu “nựng“ bé sẽ khiến bé khó phát âm khi bắt chước. Khi nói, bạn có thể kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay… Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.

2. Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nói nhưng trẻ có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm. Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề về thính giác, thăng lưỡi thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất con không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.

4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Không bắt chước cách nói ngọng của con vì sẽ làm con nói sai, nói ngọng lâu hơn

Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Do đó, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.

5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình

Tivi, điện thoại không thể giúp trẻ nói chuyện mà chỉ có những người bạn cùng trang lứa mới có thể giúp trẻ làm được điều đó. Vì vậy, bạn nên tạo điều kiện để trẻ có thể chơi với các bạn cùng tuổi nhiều hơn như cho trẻ đi lớp, chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

6. Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn nhé.

7. Hát cho con nghe

Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến cáo bạn nên sử dụng.

Trong quá trình dạy con, bạn không nên ép trẻ khi trẻ không thích nhưng cũng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề tâm lý, bạn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.

8. Sử dụng các sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

Với trẻ chậm nói ngoài các phương pháp trên, các chuyên gia còn khuyến cáo bạn nên cho trẻ sử dụng thêm các loại thực phẩm tốt cho não bởi não đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ và khả năng vận động ở trẻ. Các mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của con mình để đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Vương Não Khang – Giải pháp chuyên biệt cho trẻ chậm nói

Khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở mỗi trẻ khác nhau, để không quá phụ thuộc vào việc trẻ ăn đã đủ chất cần thiết chưa, khả năng hấp thu của trẻ thế nào thì ngoài chế độ ăn bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại thuốc bổ não đã được nghiên cứu lâm sàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả để tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và phản xạ cho trẻ. Vương Não Khang (*) hiện đang là sản phẩm bổ não đặc hiệu cho trẻ được các bác sĩ cũng như rất nhiều mẹ tin dùng và tín nhiệm bởi hiệu quả trong việc cải thiện rõ các triệu chứng như chậm nói, rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động ở trẻ…

Vương Não Khang kết hợp nhiều thành phần tốt cho não bộ như:

  • Đinh lăng: Có tác dụng kích thích hoạt động ở vỏ não, giúp các phản xạ có tính đồng bộ, cải thiện chức năng của hệ thần kinh.
  • Ginkgo biloba: Giúp não bộ tăng khả năng tập trung, chú ý. Hỗ trợ tốt cho trẻ có những biểu hiện như thiếu tập trung, ghi nhớ kém.
  • Thăng ma và các nguyên tố vi lượng, vitamin có trong loại thảo dược này có tác dụng bổ não, bổ sung vi lượng, đảm bảo trẻ có một bộ não khỏe mạnh để điều khiển tốt mọi hoạt động nhận thức.

Vương Não Khang đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cho thấy: Sự kết hợp các thành phần trên giúp Vương Não Khang có tác dụng tăng khả năng hoạt động não bộ, cải thiện khả năng ngôn ngữ, phản xạ, ghi nhớ, tập trung và nuôi dưỡng não bộ khỏe mạnh. Đây chính là yếu tố then chốt tạo nên tính vượt trội của sản phẩm, mang đến hiệu quả cao khi sử dụng, hỗ trợ tăng cường trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ.

Ba mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ chậm nói và thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu bạn đã thử hết những phương pháp trên mà tình trạng của trẻ không được cải thiện, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia để được tư vấn nhé.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách làm hồng nhũ hoa cho phái đẹp quyến rũ khó cưỡng

(12)
Sở hữu nhũ hoa hồng hào, tươi tắn là mong muốn của nhiều phụ nữ. Bài viết dưới đây chia sẻ cách làm hồng nhũ hoa bằng phương pháp tự nhiên giúp chị em ... [xem thêm]

7 nguyên nhân gây bọng mắt

(35)
Ít nhất một lần trong đời, phái đẹp gặp phiền toái khi trang điểm bởi sự xuất hiện của bọng mắt đáng ghét. Vậy, bọng mắt là gì và vì sao nó xuất ... [xem thêm]

Chẩn đoán suy tim cách nào?

(66)
Suy tim ở trẻ em thường xảy ra do những khiếm khuyết bẩm sinh ở tim mạch. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể phát triển và có một cuộc sống bình thường nếu ... [xem thêm]

36 tuần

(62)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 29, bé có thể có khả năng:Tự ăn bánh quy;Trêu đùa (tạo ra âm thanh trêu đùa phì phèo nước ... [xem thêm]

7 thời điểm bạn nên nói “Không” với tình dục

(28)
Tình dục là hoạt động tạo cho con người những cảm giác hứng thú tột đỉnh. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta cần tránh quan hệ để đảm bảo cho ... [xem thêm]

Thực hư về hiệu quả của châm cứu trong điều trị thoái hóa cột sống

(30)
Dùng thuốc giảm đau có thể mang lại hiệu quả tức thì nhưng không trị được tận gốc nguồn bệnh. Hơn nữa, tác dụng phụ khi dùng thuốc cũng là điều làm ... [xem thêm]

Có nên trị mụn bằng kem đánh răng?

(57)
Bạn đang rửa mặt trước khi đi ngủ và bỗng phát hiện một nốt mụn đỏ có dấu hiệu khởi phát. Ngay lập tức, bạn trông thấy tuýp kem đánh răng để gần ... [xem thêm]

8 thực phẩm bổ dưỡng khi ăn chay bạn nên cẩn trọng

(18)
Chế độ ăn chay trường đang ngày càng phổ biến hơn bởi những lợi ích sức khỏe từ những thực phẩm bổ dưỡng mang đến. Tuy nhiên, một số thực phẩm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN