7 thói quen gây mụn bạn vẫn làm hàng ngày

(3.79) - 25 đánh giá

Mụn là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu và thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy làm thế nào để trị mụn an toàn cho mẹ bầu mà không ảnh hưởng đến em bé? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc trị mụn an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến mụn khi mang thai

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên, làm cho các tuyến bã nhờn của da trở nên lớn hơn và tiết bã nhờn nhiều hơn.

Các bã nhờn này kết hợp với các tế bào da chết từ nang lông gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và làm cho các nang lông bị viêm, dẫn đến hình thành mụn.

Mẹ bầu có thể bị nổi nhiều loại mụn khác nhau từ mụn đầu đen và mụn đầu trắng đến các nốt mụn trầm trọng hơn như mụn viêm, mụn bọc hay mụn mủ. Mụn có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, nhưng cũng có trường hợp mụn kéo dài đến hết thai kỳ. Mụn thường xuất hiện ở mặt là nhiều nhất, tuy nhiên cũng có thể nổi ở cổ, ngực hoặc ở mông.

Làm thế nào để trị mụn an toàn cho mẹ bầu?

Mặc dù không có phương pháp nào để trị mụn dứt điểm, nhưng Chúng tôi có thể cho bạn một số lời khuyên hữu ích để cải thiện vấn đề này.

1. Rửa mặt đúng cách

Bạn nên rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm. Và bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày, vì rửa mặt nhiều lần có thể làm cho mụn trở nên tệ hơn.

Nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mặt và rửa một cách nhẹ nhàng. Đừng chà xát khuôn mặt khi rửa vì điều này có thể làm cho da mặt bị kích ứng.

Sau khi rửa mặt, bạn nên vỗ nhẹ lên da và dùng khăn sạch thấm nhẹ lớp nước cho khô thay vì chà xát mặt nhé.

2. Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp

Nếu bạn thường hay dùng kem dưỡng ẩm trước khi ngủ thì hãy chọn loại kem không chứa dầu (oil-free).

Đối với những mẹ bầu hay trang điểm, hãy nhớ rửa sạch hoàn toàn lớp son phấn trước khi đi ngủ để giúp làn da được “thở”. Tốt nhất là hãy hạn chế trang điểm. Nếu buộc phải trang điểm thì hãy chọn những sản phẩm gốc nước (water-based) thay vì gốc dầu (oil-based) và những sản phẩm không làm tắc lỗ chân lông (noncomedogenic) hoặc không chứa tác nhân gây mụn (nonacnegenic).

3. Đừng sờ tay lên mặt

Khi da mặt bị mụn, đa số mọi người đều không thể cưỡng lại việc nặn mụn hoặc sờ tay lên mụn. Điều này chỉ làm cho càng nhiều vi khuẩn thâm nhập vào da bạn khiến cho các nốt mụn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Vì thế các mẹ bầu hãy cố gắng đừng nặn mụn và tốt hơn hết là đừng sờ tay lên mặt. Nặn mụn cũng có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da bạn nữa đấy.

4. Vệ sinh sạch sẽ

Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc vừa tập thể dục xong thì hãy tắm ngay khi có thể, vì mồ hôi sẽ làm cho mụn trở nên nặng hơn. Mẹ bầu cũng cần giữ cho mái tóc luôn sạch sẽ, gọn gàng và đừng để tóc lòa xòa trước mặt.

Mẹ bầu có thể dùng thuốc trị mụn không?

Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng một số loại gel hoặc kem dưỡng vì chúng có thể chứa các thành phần không an toàn cho phụ nữ mang thai như isotretinoin, tretinoin (như Retin-A, Locacid) hoặc adapalene. Nếu bạn bị mụn quá nặng, bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Các mẹ bầu cũng không nên dùng các loại thuốc trị mụn đường uống như isotretinoin, tetracycline, doxycycline, minocycline vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé trong bụng.

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn?

Bạn hãy yên tâm, vì một khi lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường, tình trạng mụn của bạn sẽ tốt hơn thôi.

Tuy nhiên, mang thai không hẳn chỉ khiến da bạn bị nổi mụn mà còn làm cho da bạn trở nên hồng hào, rạng rỡ hơn bao giờ hết. Điều này là do máu sẽ lưu thông nhiều hơn, đồng thời da cũng giữ nước tốt hơn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn một tô mì gói là bạn đang uống 65 ml nước mắm?

(77)
Lượng muối trong một gói mì gần bằng với lượng muối trong 65 ml nước mắm loại nhạt nhất.Bạn hẳn đã nghe ai đó so sánh ăn một gói mì tương đương với ... [xem thêm]

Bí quyết giúp gia đình tăng cường hoạt động thể chất

(94)
Hoạt động thể chất rất quan trọng cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Sự năng động trong gia đình tạo nhiều lợi ích cho mọi người. Người ... [xem thêm]

Sự đe dọa của thuốc lá đến thai nhi và trẻ nhỏ

(72)
Thuốc lá mang lại tác hại về lâu dài cho cả người hút thuốc và người hít khói thuốc thụ động. Đặc biệt, nếu người hút thuốc là bà mẹ mang thai hoặc ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(41)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải căn bệnh ... [xem thêm]

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh để bé không tái đi tái lại nhiều lần

(69)
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu mẹ không biết cách chữa và kiểm soát bệnh cho bé. Sau nhiều lần tái phát, bệnh có thể tiến ... [xem thêm]

Cứ hiểu nhầm 9 điều này sẽ không thể làm vợ “lên đỉnh”

(73)
Cơ thể của người phụ nữ là quà tặng của tạo hóa và chứa đựng vô vàn ẩn số mà các chàng luôn muốn giải mã. Nhiều người phụ nữ cũng không hiểu ... [xem thêm]

3 cách đẩy lùi những cơn đau mạn tính

(36)
Định nghĩaĐau thường là do chấn thương và bệnh tật, đặc biệt là do các bệnh về cơ xương. Nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, công ... [xem thêm]

Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương

(98)
Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để điều trị thành công các loại ung thư, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương.Trong quá trình điều trị bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN