Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ (tai biến mạch máu não)?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm:
- Lối sống:
- Thừa cân hay béo phì
- Lười vận động
- Uống rượu nhiều
- Dùng thuốc bị cấm như cocaine và metamphetamines.
- Tiền sử bệnh:
- Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động
- Tăng cholesterol
- Tiểu đường
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ – một rối loạn giấc ngủ trong đó nồng độ oxy giảm từng đợt trong suốt đêm ngủ
- Bệnh tim mạch bao gồm suy tim, rung tâm nhĩ, khiếm khuyết tim, nhiễm trùng tim hoặc loạn nhịp
- Tăng huyết áp – nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi chỉ số huyết áp cao hơn 120/80 mm Hg. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định mức huyết áp mục tiêu dựa vào tuổi và xem bạn có bị tiểu đường và những yếu tố khác hay không
- Các yếu tố khác:
- Tiền căn cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu não thoáng qua
- Độ tuổi: từ 55 tuổi trở lên
- Giới tính: nam có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ. Nữ thường ở lứa tuổi già hơn khi bị đột quỵ và dễ chết vì đột quỵ hơn nam. Ngoài ra, nữ còn có nguy cơ từ việc mang thai và sinh con, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone như estrogen.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đột quỵ (tai biến mạch máu não)?
Phương pháp điều trị đột quỵ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ sống phụ thuộc vào thời điểm đến khoa cấp cứu của bệnh viện có sớm hay không.
Nếu đột quỵ do nhồi máu não gây ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc làm tan huyết khối Busting nhằm hòa tan các cục máu đông. Để có hiệu quả, điều trị này phải được bắt đầu trong vòng 3 đến 4 giờ khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như heparin, warfarin (Coumadin), aspirin hoặc lopidogrel (Plavix).
Đột quỵ có thể để lại các biến chứng từ nhẹ đến nặng. Mức độ khả năng hồi phục của một người có thể không rõ trong vài tháng đầu. Nhiều người cần các biện pháp phục hồi chức năng, chẳng hạn như trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu…
Việc điều trị cũng phải dựa vào tiền sử bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, lối sống và nồng độ cholesterol cao.
Ngoài ra, cần phải ngăn ngừa đột quỵ thêm bằng cách giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên. Nhiều người có thể đạt được điều này bằng cách dùng thuốc để ngăn ngừa tạo huyết khối. Thông thường uống lượng nhỏ aspirin mỗi ngày là đủ. Những người khác cần phải kiểm soát huyết áp và làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như tiểu đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và thừa cân.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đột quỵ (tai biến mạch máu não)?
Bác sĩ sẽ nghi ngờ đột quỵ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Bạn sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) não để đánh giá thêm về vùng não bị đột quỵ và xác định xem đột quỵ là do cục máu đông hay vỡ mạch máu não. Bạn sẽ được làm điện tâm đồ để loại trừ khả năng bị loạn nhịp (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân của tai biến mạch máu não do thúc đẩy tạo cục máu đông trong tim, từ đó có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ. Bạn cũng có thể được làm siêu âm động mạch cảnh ở cổ để tìm chỗ tắc nghẽn động mạch nuôi não này.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đột quỵ:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.