6 tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn nên biết

(3.84) - 75 đánh giá

Hoa cúc là một loại thảo mộc tốt, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng phụ của trà hoa cúc để đảm bảo sức khỏe nhé!

Lợi ích trà hoa cúc mang lại không ai có thể chối cãi, thế nhưng thức uống này cũng còn những tác dụng phụ đối với sức khỏe từng người sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý 6 vấn đề sau khi thưởng thức trà hoa cúc để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Các triệu chứng dị ứng da

Một số loài hoa có thể gây dị ứng ở một số người, trong đó có hoa cúc. Cơ thể bạn có thể bị nhạy cảm với một số bộ phận của cây như phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây dẫn đến dị ứng.

Một số người có xu hướng bị dị ứng vì uống trà hoa cúc với các triệu chứng như phát ban, da bị mẩn đỏ và các triệu chứng khác. Điều này xảy ra vì cơ thể bạn bị dị ứng với một số thành phần hóa học của hoa.

Trên thực tế, những người dị ứng với trà hoa cúc không nhiều, tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ của trà hoa cúc, bạn nên loại bỏ thức uống này ra khỏi danh mục thực đơn hàng ngày của mình.

2. Tình trạng viêm da nhạy cảm

Một số người uống trà hoa cúc có thể gặp phải tình trạng viêm da nhạy cảm.

Viêm da nhạy cảm là một tình trạng da trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Chất alantolactone (một chất hóa học có trong hoa cúc) thường gây nên tình trạng kích ứng da và gây ra các triệu chứng đỏ, viêm da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn tia cực tím nào khác.

3. Rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi

Nhiều người nghĩ rằng trà hoa cúc tốt cho người lớn tuổi vì có khả năng kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên, trên thực tế, loại trà này có thể gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi bởi dạ dày ở nhóm người cao tuổi tương đối kém.

4. Ảnh hưởng xấu phụ nữ mang thai

Hiện nay không có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy việc sử dụng trà hoa cúc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng bởi vì tác dụng phụ của trà hoa cúc có thể có hại cho em bé và không tốt cho quá trình phát triển thai nhi.

Mặt khác, phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác.

5. Khiến cho huyết áp không ổn định

Hạ huyết áp là một tình trạng bệnh lý, trong đó huyết áp của một người trở nên bất thường. Hạ huyết áp có thể do trà hoa cúc gây nên.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bị huyết áp thấp không nên uống trà hoa cúc trong quá trình sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp. Nếu lạm dụng đồ uống từ hoa cúc, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng huyết áp xuống quá thấp gây hậu quả đáng tiếc.

6. Giảm tác dụng một số loại thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và hóa chất. Những người bị tiểu đường và đang dùng insulin nên tránh sử dụng trà hoa cúc vì nó có thể tương tác với insulin.

Tương tự như vậy, những người đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm cũng không nên uống trà hoa cúc.

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering từng đưa ra khuyến cáo rằng, nếu bạn đang dùng thuốc an thần thì trà hoa cúc có thể tăng cường tác dụng của thuốc và gây hại đến sức khỏe của bạn.

Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường do sử dụng trà hoa cúc, bạn nên ngừng uống trà ngay và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên môn để xác định rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì những tác dụng phụ của trà hoa cúc. Trên thực tế, hoa cúc là một loại thảo mộc nổi tiếng trong dân gian và y học cổ truyền, những người bình thường nếu biết sử dụng trà hoa cúc đúng cách sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối phó với chứng rối loạn nhai lại ở trẻ nhỏ

(30)
Rối loạn nhai lại (tên tiếng Anh là rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối ... [xem thêm]

Bệnh xốp thận: Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị

(34)
Bệnh xốp thận là một dị tật bẩm sinh của các ống dẫn nước tiểu nhỏ bên trong thận. Trong một quả thận bình thường, nước tiểu sau khi được hình ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(23)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

Đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) của con như thế nào?

(49)
Việc con bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) khiến nhiều bố mẹ rất lo lắng. Vậy những phương án chữa bệnh cho bé là gì?Để chẩn đoán ... [xem thêm]

Tại sao chỉ có một số phụ nữ đạt cực khoái thường xuyên?

(53)
Nếu hiểu được nguyên nhân khiến phụ nữ đạt cực khoái khó khăn hơn đàn ông, bạn sẽ có thể điều chỉnh để cuộc yêu thỏa mãn cho cả hai!Hiện ... [xem thêm]

Đi tìm cách điều trị sốt rét hiệu quả

(16)
Sốt rét do ký sinh trùng gây ra. Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng đối với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới và ... [xem thêm]

12 biện pháp phạt con mà không cần đánh đòn

(26)
Trẻ nhỏ dường như luôn hiếu động và thường có những cách thể hiện cảm xúc quá đáng khiến bố mẹ bực bội, tức giận. Thế nhưng, bố mẹ không nên ... [xem thêm]

Cắt tử cung ngả âm đạo

(77)
Tìm hiểu chungCắt tử cung ngả âm đạo là gì?Đây là một phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này cũng có thể cắt bỏ luôn cả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN