3 cách vệ sinh thảm yoga tại nhà

(4.47) - 43 đánh giá

Thảm tập yoga nếu không được vệ sinh thường xuyên có thể chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn hay thậm chí còn có mùi khó chịu. Để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi tập luyện, bạn cần biết cách vệ sinh thảm yoga tại nhà.

Những nguy cơ tiềm ẩn trong thảm tập yoga như vi khuẩn hay bụi bẩn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để tránh những nguy cơ này, bạn cần vệ sinh thảm yoga khoảng một lần mỗi tháng để thảm được sạch sẽ, bền đẹp và thơm tho.

Bạn có thể thử áp dụng 3 cách vệ sinh thảm tại nhà đơn giản sau đây nhé!

1. Lau bằng dung dịch vệ sinh thảm yoga

Nếu thảm chưa quá bẩn, bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh thảm để loại bỏ bớt vi khuẩn. Bạn có thể tìm mua dung dịch vệ sinh này tại các trang mua hàng trực tuyến rất tiện lợi.

Bạn cũng có thể tự làm dung dịch vệ sinh thảm yoga theo hướng dẫn sau đây:

– Pha nước và giấm trắng theo tỷ lệ 1:1 cùng vài giọt tinh dầu tràm trà. Giấm và tinh dầu tràm trà sẽ giúp làm sạch thảm rất tốt nhờ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm.

– Đổ dung dịch vừa pha vào chai xịt để dùng dễ dàng hơn.

– Xịt dung dịch lên thảm rồi dùng một miếng vải mềm hoặc khăn giấy lau qua.

Bạn có thể mang dung dịch vệ sinh thảm yoga bên mình để làm sạch thảm sau mỗi lần sử dụng.

2. Giặt tay thảm tập yoga bằng xà phòng

Dung dịch vệ sinh thảm yoga tuy tiện lợi nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên thảm nên bạn vẫn cần giặt thảm với xà phòng nhẹ để bảo quản thảm tốt hơn. Các bước giặt tay thảm tập bạn có thể tham khảo là:

– Mang thảm tập yoga ra ngoài sân rồi xả nước cho ướt thảm. Bạn cũng có thể giặt thảm yoga trong phòng tắm nếu không có đủ không gian ngoài trời để giặt thảm hay điều kiện thời tiết không thuận lợi.

– Dùng xà phòng nhẹ và miếng bọt biển để vệ sinh thảm.

– Xả sạch xà phòng trên thảm rồi phơi lên để thảm khô tự nhiên. Bạn lưu ý không phơi thảm ở nơi nắng gắt vì nhiệt độ cao có thể khiến thảm không còn mềm và dễ hư hơn. Để thảm nhanh khô, bạn có thể cuộn thảm lại rồi vắt bớt nước thừa hay dùng một chiếc khăn khô thấm nước trên thảm.

– Nếu giặt trong nhà, bạn có thể treo thảm lên giá phơi đồ trong phòng tắm và kê một chiếc thau bên dưới để hứng nước.

Bạn có thể sẽ phải đợi khoảng 24 tiếng hoặc hơn tùy vào tình hình thời tiết để thảm được khô hoàn toàn. Vậy nên, bạn có thể sẽ cần chuẩn bị một tấm thảm khác để dùng trong khi đợi thảm khô.

3. Vệ sinh thảm yoga bằng máy giặt

Bạn có thể bỏ thảm yoga vào máy giặt nếu muốn tiết kiệm thời gian làm sạch thảm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại thảm nào cũng có thể giặt bằng máy nên bạn hãy hỏi kỹ người bán hay đọc hướng dẫn sử dụng trước khi mua thảm.

Nếu quyết định vệ sinh thảm bằng máy giặt, bạn hãy chọn chế độ giặt nhẹ với nước thường thay vì giặt mạnh bằng nước nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh dùng chế độ sấy của máy giặt để làm khô thảm vì nhiệt độ nóng sẽ làm hư thảm.

Để thảm yoga được bền và sạch sẽ, bạn không chỉ cần vệ sinh thảm định kỳ mà cũng nên biết cách bảo quản thảm.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi dùng thảm yoga là:

– Treo thảm lên sau khi tập thay vì cuộn lại.

– Dùng dung dịch vệ sinh thảm sau mỗi buổi tập.

– Không nên dùng chung thảm tập yoga với người khác để tránh nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mà hãy mua riêng cho mình một tấm thảm.

– Rửa chân tay sạch sẽ trước khi luyện tập.

– Bạn nên cân nhắc dùng thêm khăn trải thảm tập yoga để hạn chế mồ hôi thấm vào thảm. Tấm khăn phủ này cũng sẽ giúp thảm bớt bẩn hơn, từ đó tiết kiệm công sức giặt thảm cho bạn. Bạn có thể bỏ khăn trải thảm vào máy giặt bất cứ lúc nào mà không cần vệ sinh cả tấm thảm yoga.

Bạn cần vệ sinh thảm tập yoga định kỳ để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn hay mùi khó chịu bám trên thảm. Khi thảm sạch sẽ, bạn sẽ có những buổi tập luyện thoải mái và hiệu quả hơn nhiều đấy.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh sởi ở người lớn?

(25)
Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nên những người chưa có kháng thể chống lại virus sởi đều có thể mắc căn bệnh này. Cũng như trẻ em, người ... [xem thêm]

Các biến chứng khi điều trị ung thư vú

(94)
Các phương pháp điều trị ung thư vú đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng hay các tác dụng không dễ chịu. Ví dụ, các tác dụng phụ có thể xảy ra sau ... [xem thêm]

Triệu chứng ốm nghén báo hiệu giới tính em bé?

(86)
Một số người tin rằng giới tính của em bé có thể được xác định thông qua dấu hiệu ốm nghén của các mẹ bầu trong thai kì.Hầu hết các thai phụ đều ... [xem thêm]

6 dấu hiệu dương vật dự báo sức khỏe của đấng mày râu

(93)
Bạn nghĩ dương vật chỉ dùng cho chuyện đi vệ sinh và chuyện ấy? Thực ra, các biểu hiện của dương vật nói lên rất nhiều vấn đề như dấu hiệu dương ... [xem thêm]

Sinh thiết nội mạc tử cung

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết nội mạc tử cungBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nội mạc tử cungTìm hiểu chungSinh thiết nội mạc tử cung là gì?Sinh thiết nội ... [xem thêm]

Phương pháp nhịn ăn chống lão hóa có đáng tin?

(60)
Ăn uống theo chế độ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cân nặng. Các nghiên cứu mới đã đưa ra kết luận: việc nhịn ăn giúp chống lão hóa và tăng ... [xem thêm]

Đừng lo lắng quá khi bị trĩ sau sinh

(81)
Bị trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và thường biến mất với vài biện pháp điều trị tại nhà. Thế nhưng, trĩ cũng sẽ khiến cuộc ... [xem thêm]

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test

(97)
Xét nghiệm Non-stress test là một dạng kiểm tra sức khỏe của thai nhi nhằm mục đích phát hiện các nguy cơ, từ đó đưa ra phương án ngăn chặn kịp thời. Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN