6 lợi ích của kiwi mà mẹ bầu nên biết

(3.87) - 89 đánh giá

Kiwi được biết đến là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe với vô vàn dưỡng chất cần thiết. Thế nhưng, bà bầu có nên ăn kiwi không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Mang thai là giai đoạn mà bạn luôn đói và món ăn mà bạn mong muốn nhất chắc hẳn là đồ ngọt. Thế nhưng, đồ ngọt không tốt cho sức khỏe. Vậy có món ăn nào ngọt nhưng vẫn tốt cho sức khỏe hay không?

Kiwi là một loại trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả này rất ngon miệng, đặc biệt nó không chứa cholesterol, ít đường và chất béo. Điều quan trọng, kiwi rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Lợi ích của việc ăn kiwi khi mang thai

Kiwi là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng. Loại quả này chứa hàm lượng vitamin C cao gấp hai lần chanh. Bên cạnh đó, kiwi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, carbohydrate, năng lượng và các khoáng chất khác.

1. Folate

Kiwi rất giàu folate, chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự hình thành tế bào. Folate là một chất không thể thiếu đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nó kích thích sản xuất và duy trì tế bào, đặc biệt là trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, folate còn đảm bảo sự phát triển của các cơ quan quan trọng. Một lượng folate vừa đủ sẽ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, tình trạng tủy sống không phát triển. Đặc biệt hơn, folate còn giúp bạn tránh được tình trạng sẩy thai. Các axit folic có trong kiwi không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà cũng rất tốt cho những phụ nữ đang muốn có thai.

2. Vitamin C

Kiwi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Loại quả này chứa 140% liều lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Hàm lượng vitamin C cao là một trong những nguyên nhân chính khiến cho loại quả này tốt cho cả mẹ và bé. Kiwi giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh, một chất rất quan trọng đối với chức năng của não. Ngoài ra, vitamin C trong quả kiwi còn giúp làm giảm vết rạn da.

3. Đường tự nhiên

Kiwi chứa đường tự nhiên giúp bạn kiểm soát việc thèm đồ ngọt. Với chỉ số glycemic thấp, quả kiwi không làm tăng insulin. Điều tiết lượng đường trong máu là một việc rất quan trọng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ rất phổ biến.

4. Thúc đẩy tiêu hóa

Táo bón và bệnh trĩ là những bệnh khá phổ biến khi mang thai. Để giảm bớt tình trạng này thì kiwi là một sự lựa chọn tốt nhất. Bởi kiwi chứa enzyme, chất xơ và các hợp chất phenolic. Những chất dinh dưỡng này nuôi các vi khuẩn probiotic trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, ăn kiwi giúp ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, đầy hơi và đau bụng.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Kiwi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ RNA và DNA của thai nhi khỏi bị hư hại. Nó đánh bay các gốc tự do trong cơ thể và phòng bệnh. Ngoài ra, kiwi còn giúp bảo vệ các tế bào khỏi quá trình oxy hóa.

6. Cân bằng nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố là một điều rất phổ biến khi mang thai. Trầm cảm, mệt mỏi và căng thẳng không tốt cho bạn. Ăn kiwi sẽ giúp bạn ổn định lại tâm trạng.

Nên ăn bao nhiêu kiwi một ngày?

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bạn hãy ăn khoảng 2–3 trái kiwi mỗi ngày. Nếu bạn bị dị ứng do di truyền, viêm dạ dày hoặc các vấn đề khác, tránh ăn kiwi khi mang thai.

Thực đơn với kiwi

Bạn có thể thử kết hợp kiwi với salad, món tráng miệng và các món ăn khác. Dưới đây là một số thực đơn đơn giản mà bạn có thể thử:
• Thêm kiwi cắt nhỏ vào sữa chua, salad hoặc sữa
• Nếu muốn uống nước ép kiwi, hãy dùng máy xay để xay nhuyễn
• Bạn cũng có thể làm mứt kiwi

Lưu ý

Khi ăn kiwi, bạn nên lưu ý những điều sau:
• Rửa kỹ trước khi ăn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh và các hóa chất độc hại.
• Kiwi có tính axit cao, vì vậy đừng ăn quá nhiều vì bạn có thể bị lở miệng, loét lưỡi và phát ban.

Kiwi là một món ăn nên có mặt trong thực đơn hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và bé nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ em có thể mắc những bệnh tâm lí thần kinh nào?

(81)
Cũng như người lớn, trẻ em cũng có thể mắc những rối loạn tâm lí – thần kinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của chúng. ... [xem thêm]

Tiết lộ cách xông mặt trị mụn ẩn hiệu quả ngay tại nhà

(20)
Cho dù bạn đang đau đầu vì phải đối diện với lũ mụn ẩn đáng ghét, hay may mắn vì được sở hữu một làn da không tì vết thì một trong những cách tốt ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

Cảnh báo 10 tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ

(98)
Bạn dự định sửa sang lại nhan sắc và cơ thể nhờ vào phẫu thuật thẩm mỹ nhưng lại lo sợ trước những nguy cơ tiềm ẩn?Vậy tác hại của phẫu thuật ... [xem thêm]

Chứng sợ ma: Nỗi ám ảnh khiến bạn luôn bất an

(43)
Chứng sợ ma (phasmophobia) khiến bạn luôn cảm thấy bất an, hoảng loạn và ám ảnh về sự tồn tại của một hình bóng lảng vảng xung quanh. Liệu có cách hết ... [xem thêm]

11 loại thuốc kê đơn phổ biến có thể gây bệnh trầm cảm

(36)
Trầm cảm có nhiều nguyên nhân như stress, mất ngủ, hút thuốc… khiến bạn rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn dẫn đến tình trạng sức khỏe cũng sa sút. ... [xem thêm]

Tại sao vật lý trị liệu “ghi điểm” trong lòng bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng?

(11)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN