6 dưỡng chất chữa lành làn da sần sùi

(3.83) - 58 đánh giá

Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với các chất lạ. Bình thường da khô chỉ gây khó chịu nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, da khô có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cách trị khô da là điều mà những cô nàng có làn da khô ráp luôn tìm kiếm.

Da khô có thể xuất hiện ở mặt, vùng cẳng chân, cẳng tay, 2 bên bụng (xương sườn) và cả đùi. Da khô có thể ảnh hướng đến vẻ ngoài và sự tự tin của bạn, dễ bị thô ráp, bong tróc hoặc cảm giác như bị châm chích dưới da. Ngoài ra, da mặt khô rất khó bám phấn và kém mịn màng khi trang điểm. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng, nguyên nhân và cách trị khô da nhé!

Các triệu chứng thường gặp

Nếu bạn đang thắc mắc không biết triệu chứng da khô chính xác là gì, hãy tham khảo những dấu hiệu dưới đây:

  • Có cảm giác da bị bó sát, nhất là sau khi tắm vòi sen, tắm bồn hoặc bơi lội
  • Da có vẻ thô ráp khi nhìn và sờ vào
  • Có cảm giác ngứa ngáy
  • Da bị bong, tróc ở mức độ nhẹ hoặc nặng
  • Xuất hiện các vệt hoặc đường nứt mỏng
  • Những vết nứt sâu có thể chảy máu
  • Da chuyển sang màu xám tro ở những người có da sậm màu
  • Mẩn đỏ

Nguyên nhân khiến da khô

1. Thời tiết hanh khô

Khí hậu quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm thấp hoặc ngâm mình trong nước nóng có thể khiến da bạn mất dần độ ẩm. Điều này lý giải tại sao da khô thường xuất hiện vào mùa đông. Cách tốt nhất để khắc phục điều này là mang khăn choàng và bao tay để bảo vệ những vùng da nhạy cảm như môi, mặt và tay khi đi ra ngoài. Bạn cũng có thể cân nhắc lắp máy tạo hơi ẩm ở nhà để giúp da giữ ẩm.

2. Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một nhân tố khác khiến da bị khô. Khi lớn tuổi, da bạn sẽ mất dần đi những chất nhờn có nhiệm vụ duy trì đổ ẩm cần thiết cho da. Ngoài ra, da cũng cần được bổ sung collagen − một loại protein giúp cho da căng mọng và co giãn.

3. Cơ thể thiếu nước

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến da mất độ ẩm và một trong các nguyên nhân chính là do không uống nước đầy đủ. Bạn nên uống tối thiểu 1,5–2 lít nước/ngày. Việc uống nước đầy đủ luôn đóng vai trò quan trọng. Thiếu nước sẽ không chỉ khiến bạn cảm thấy khát mà còn làm cho da bị khô và ngứa.

4. Tắm nước nóng thường xuyên

Những lần tắm bồn hay tắm vòi sen kéo dài bằng nước nóng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái nhưng sẽ khiến da bị thô ráp. Nước nóng làm mở lỗ chân lông và rửa trôi sạch những chất nhờn trên da. Bạn hãy tắm bằng nước ấm và hạn chế tắm lâu để ngăn da không bị khô nghiêm trọng nhé.

5. Tiếp xúc với các chất hóa học

Nếu da nhạy cảm, bạn nên sử dụng các loại xà phòng và chất tẩy rửa dịu nhẹ phù hợp cho da. Các loại xà phòng hay chất tẩy loại mạnh có thể làm thương tổn và khiến da bị khô. Bạn hãy mang bao tay khi rửa chén bát để giúp ngăn cho da không bị khô.

6. Vấn đề về sức khỏe

Những vấn đề sức khỏe nhất định cũng có thể khiến da bị khô. Điều này đúng với những bệnh nhân bị tiểu đường và những người suy giáp. Da khô sẫm lại và trở nên đỏ tấy, viêm, ngứa, nhất là ở những người bị chàm và vẩy nến. Quá trình chăm sóc da khô đòi hỏi sự kiên nhẫn và có thể khó khăn đối với một số người.

Tuy tình trạng da khô không phải là một vấn đề quá đáng lo ngại, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến sức khỏe. Nếu việc dùng kem dưỡng ẩm hay kem dưỡng da không khiến da tốt hơn thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Tình trạng khô da có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu nó làm bạn bị mất ngủ hoặc xuất hiện các vết nứt và gây chảy máu. Đây là lúc bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.

Cách trị khô da hiệu quả

1. Mặc đồ chống nắng khi ở ngoài trời

Da bị tổn thương do ánh nắng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn có làn da khô ráp, nhăn nheo và sần sùi. Bạn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 và mặc đồ chống nắng đầy đủ khi ra ngoài.

Vào những ngày có thời tiết mát mẻ, hãy chắc chắn chọn những bộ cánh thoải mái để tránh cơ thể bị nóng hay tiết mồ hôi quá nhiều – tình trạng khiến da dễ bị kích ứng.

Đôi môi khô, nứt nẻ khiến bạn thiếu tự tin. Để môi luôn mềm mịn và giữ được độ ẩm trong thời tiết lạnh, hãy thoa son dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF 15 và sử dụng khăn choàng, khẩu trang hoặc mũ nón để che chắn.

Vào mùa hè, hãy mặc những chiếc áo thun mỏng, rộng rãi và dài tay kèm đội mũ rộng vành để bảo vệ cổ, tai và mắt khi bạn cần ra ngoài trời.

2. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm

Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm là cách trị khô da tối ưu. Với những công dụng của thuốc mỡ, kem, và lotion, làn da của bạn sẽ được giữ ẩm. Để cung cấp đủ độ ẩm cho da, bạn cần phải thoa kem dưỡng ẩm trong vòng vài phút sau khi tắm khi da bạn ráo nước hoặc sau khi rửa mặt hay rửa tay.

3. Hãy thử sử dụng thuốc mỡ hoặc kem thay cho lotion

Mặc dù lotion có thể giữ ẩm cho làn da của bạn, nhưng nó có thể kém hiệu quả và gây khó chịu hơn so với thuốc mỡ và các loại kem khác. Vì lý do này, bạn nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ có chứa dầu như tinh dầu ô liu hay tinh dầu jojoba. Các thành phần khác cũng có công dụng giúp làm dịu da khô bao gồm axit lactic, ure, axit hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin, dầu khoáng, và petrolatum.

4. Sử dụng mặt nạ bơ – Cách trị khô da tự nhiên

Mặt nạ bơ tự làm là cách trị khô da tự nhiên. Nếu da bạn có độ khô khá nhiều, bạn nên dùng một nửa quả bơ, một muỗng cà phê dầu ô liu, và một muỗng canh mật ong để làm mặt nạ cho da. Bạn nên đắp mặt nạ lên mặt và để khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa sạch da mặt của mình. Để dưỡng ẩm cho làn da của bạn nhiều hơn, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm thường ngày sau khi đắp mặt nạ.

5. Dầu ô liu giúp làm sạch da

Dầu ô liu không làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da mà còn hoạt động như một chất tẩy rửa và dưỡng ẩm tự nhiên. Những gì bạn cần làm là xoa dầu vào da, sau đó đắp một lớp khăn ấm và ẩm lên mặt cho đến khi nó nguội. Bạn có thể lau sạch dầu thừa để làm sạch da sau khi sử dụng dầu ô liu.

6. Hãy thử làm ẩm da của bạn bằng dầu dừa

Bạn có thể thử dùng dầu dừa điều trị da khô bởi vì số lượng lớn các axit béo có trong dầu dừa có thể bù lại độ ẩm bị mất trên da. Bạn có thể thoa dầu dừa khắp cơ thể trước khi đi ngủ và sáng hôm sau, bạn có thể rửa sạch. Bạn có thể làm theo cách này hàng ngày cho đến khi làn da khô của bạn trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

7. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không mùi

Một số sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cho da khô hay da nhạy cảm và có thể làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp bạn đang cố gắng để tìm cách trị khô da, bạn nên tránh dùng xà phòng khử mùi, các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, hương liệu, retinoid hay axit alpha-hydroxyl (AHA)[1], và các sản phẩm làm cho làn da của bạn giữ lại chất dầu tự nhiên.

8. Hãy thử sử dụng bột yến mạch

Với hàm lượng protein cao, bột yến mạch có thể bảo bệ làn da của bạn khỏi sự mất nước và giúp duy trì độ ẩm. Hơn nữa, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa trong bột yến mạch thực sự rất tốt cho sức khỏe tổng thể của làn da. Bạn hãy thử cho một chén bột yến mạch vào bồn khi tắm và có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương nếu bạn thích. Bạn nên ngâm mình trong nước khoảng 15-30 phút để làm giảm căng da và thực hiện 1 lần mỗi tuần.

9. Massage da bằng dầu hạnh nhân

Massage da khô bằng dầu hạnh nhân cũng là một cách trị khô da rất tối ưu. Dầu hạnh nhân rất giàu vitamin E [2] nên được coi là chất làm mềm và bôi trơn tốt nhất cho da khô. Ngoài đặc tính chống oxy hóa, dầu hạnh nhân cũng mang lại lợi ích cho làn da. Loại dầu này không bết dính nên da của bạn có thể hấp thụ nó một cách dễ dàng.

10. Cách trị khô da hiệu từ máy tạo độ ẩm

Không khí khô nóng xung quanh bạn có thể là một trong những nguyên nhân gây khô da. Một máy tạo độ ẩm trong không khí có thể giúp làn da khỏi bị khô. Vì vậy, nếu bạn muốn đối phó với làn da khô của mình, bạn có thể đặt một số máy tạo độ ẩm nhỏ trong nhà để độ ẩm có thể lan đều hơn.

11. Tránh tắm nước nóng

Tắm bồn nước nóng có thể làm cho bạn cảm thấy khoẻ hơn sau khi hoạt động trong thời tiết lạnh. Thế nhưng, tác động xấu của việc này là sức nóng nước sẽ phá vỡ các rào cản lipid trong da và có thể dẫn đến mất độ ẩm. Vì vậy, nếu bạn đang vất vả tìm mọi cách trị khô da, bạn nên tránh hoàn toàn việc tắm nước nóng. Thay vào đó, một bồn tắm ấm chứa bột yến mạch hoặc baking soda có thể giúp làm dịu da khô.

Với 11 bí quyết trên, bạn có thể chăm sóc, bảo dưỡng làn da khô của mình tốt hơn và thêm tự tin trong các hoạt động xã hội.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao thực phẩm siêu chế biến khiến bạn ăn nhiều hơn?

(32)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực phẩm “siêu chế biến”, thường được gọi tắt là “thực phẩm chế biến”, không những chứa các thành phần ... [xem thêm]

Cho bé ăn quá nhiều: lợi bất cập hại

(92)
Nếu thiên thần nhà bạn biếng ăn, bạn sẽ sợ con ăn quá ít và không đủ chất nên thường cho con ăn thêm. Tuy nhiên, làm sao biết được con có đang ăn quá ... [xem thêm]

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quangBộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quangTìm hiểu ... [xem thêm]

Tút lại vẻ đẹp trai nhờ 10 cách chăm sóc da dành riêng cho nam giới

(89)
Với 10 cách chăm sóc da mặt cho nam giới sau đây sẽ giúp phái mạnh mau chóng sở hữu một làn da khỏe mạnh, trẻ trung, mang lại sự tự tin và thành công hơn ... [xem thêm]

14 kỹ năng sinh tồn cứu sống bạn trong lúc nguy hiểm

(64)
Để cho bạn có sự phòng bị tốt nhất, Chúng tôi sẽ chỉ bạn 14 kỹ năng sinh tồn có thể giúp bạn sống sót qua khỏi những tình huống cực kỳ khó khăn, nguy ... [xem thêm]

6 tác dụng của hạt chia với bà bầu mà bạn nên biết

(89)
Hạt chia là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ tác dụng của hạt chia với bà ... [xem thêm]

Nhận diện các biểu hiện của bệnh dại ở giai đoạn đầu

(90)
Bệnh dại là bệnh do một loại virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là gây viêm trong não. Chìa khóa để chống lại virus dại là nhận ... [xem thêm]

Cách vắt sữa mẹ hiệu quả để có nguồn sữa tốt cho con

(44)
Nắm rõ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy là cách để đảm bảo nguồn sữa dồi dào và giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài.Vì nhiều lý do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN