6 bí quyết giúp giáo viên giữ giọng nói luôn khỏe

(4.15) - 64 đánh giá

Nghề giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải biết cách giữ giọng nói để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thanh quản dẫn đến khàn tiếng và mất giọng.

Chúng tôi sẽ mách bạn 7 bí quyết đơn giản sau đây để đảm bảo sức khỏe cho thanh quản nhé!

1. Dùng thực phẩm tốt cho giọng nói

Bạn cần tránh đồ uống có cồn hoặc chứa caffeine như trà, cà phê hay soda vì chúng làm mất nước, khiến cổ họng bạn bị khô. Hãy hạn chế uống sữa và các sản phẩm từ sữa trước khi lên lớp giảng bài vì chúng làm cổ họng bạn bị “nhầy” như vướng đờm ở cổ họng.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nước tinh khiết hoặc ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, nho, đào… Đặc biệt, bạn nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A để giữ giọng tốt như cà rốt, quả mơ, rau bó xôi…

2. Hạn chế nói to khi giảng bài

La hét to tiếng chính là cách nhanh chóng và đơn giản nhất để làm mất giọng, đặc biệt là khi bạn đang có chứng viêm thanh quản do cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc phải nói to. Trường hợp lớp học mất trật tự, bạn hãy dùng chuông hoặc ra dấu hiệu im lặng để ổn định thay vì việc tự hành hạ thanh quản của bạn.

Đối với các bé quá nhỏ chưa ý thức được việc giữ gìn trật tự, bạn có thể đến ngay bên cạnh bé để trò chuyện và nhắc nhở. Khi giảng dạy một lớp học đông người trong giảng đường, bạn nên dùng micro nhằm giúp mọi người đều nghe rõ và bạn chỉ cần nói với âm lượng bình thường.

3. Nói với tốc độ vừa phải

Chúng ta thường bắt cổ họng làm việc quá mức bởi việc nói quá nhanh. Dù giáo viên thì luôn có nhiều điều cần nói với học sinh, bạn cũng nên cố gắng giữ tốc độ nói ở mức độ vừa phải để dây thanh quản không bị căng ra giúp bảo vệ cho giọng nói luôn ổn định. Hơn nữa, học sinh cũng sẽ hiểu bài tốt hơn hẳn khi bạn nói chậm rãi và rõ ràng đấy!

4. Chú ý kiểm soát hơi thở

Sau ngày dài dạy học mệt mỏi, hãy để ý xem hơi thở của bạn có đều đặn, ổn định hay không. Các bạn có thể thấy rằng mỗi buổi tối khi nằm ngủ, bụng chúng ta phình ra khi hít vào và thóp lại khi thở ra. Hãy luôn thở như vậy suốt một ngày bận rộn của bạn. Một trong những cách kiểm soát hơi thở tốt nhất chính là tập yoga. Hãy thử tập yoga khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày, không chỉ giọng nói mà cả sức khỏe của bạn cũng được cải thiện.

5. Cảm nhận âm vực của bạn

Mỗi người đều sở hữu một âm vực riêng mà khi nói bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất. Vì thế, bạn nên hạn chế nói cao hoặc thấp hơn độ cao tự nhiên của giọng nói. Các giáo viên thường dùng giọng trầm để thể hiện sự quyền lực hoặc nói giọng cao hơn để tăng sự thân thiện. Tuy nhiên, sử dụng âm vực tự nhiên là tốt nhất vì sẽ không khiến các dây thanh quản làm việc quá sức hay bị kéo căng. Để cảm nhận được âm vực của mình thế nào là bình thường, bạn có thể trò chuyện với bạn bè và nhờ họ đánh giá nhé.

6. Luyện giọng nói trên Youtube

Bạn bị khàn hay mất giọng thường xuyên? Hãy luyện tập mỗi ngày bằng cách sử dụng ống hút. Bài tập đơn giản này chỉ mất vài phút nhưng đem lại hiệu quả cao cho việc giữ giọng của bạn. Bạn có thể dùng từ khóa “vocal straw exercise for teacher” để tìm xem vô số các bài tập trên Youtube.

Những bí quyết trên đây không chỉ hữu ích cho giáo viên mà tất cả chúng ta đều có thể áp dụng để gìn giữ giọng nói luôn ngọt ngào và truyền cảm. Hãy ghi nhớ và thực hành ngay để bảo vệ giọng nói vốn là “tài sản” vô giá của mỗi người giáo viên nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nghi ngờ trẻ chậm phát triển? Kiểm tra ngay!

(58)
Việc theo dõi con của bạn lớn lên và phát triển các kỹ năng mới là một trong những điều thú vị nhất của một người làm mẹ. Tất cả các bậc cha mẹ ... [xem thêm]

30 phút mỗi ngày với bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

(96)
Rèn luyện thể chất đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải hình thức vận động nào cùng phù hợp với ... [xem thêm]

Hiểu biết về ketone để ngừa bệnh tiểu đường

(94)
Tình trạng dư thừa ketone có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, gây mất ý thức, thậm chí có nguy cơ tử vong. Bạn có thể cần phải xét nghiệm ... [xem thêm]

8 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30 nên biết

(61)
Các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30 chính là liệu pháp ngăn ngừa lão hóa lành mạnh và toàn diện mà bạn có thể áp dụng ngay để duy trì sức ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày

(63)
Viêm họng do trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp ở không ít người. Thế nhưng, đây lại là triệu chứng khó nhận biết do thường bị ... [xem thêm]

Có thuốc tránh thai cho nam giới, vợ chồng bạn có dùng không?

(28)
Tin vui cho những nam giới muốn chia sẻ trách nhiệm ngừa thai với phụ nữ là các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công thuốc tránh thai cho nam giới và không ... [xem thêm]

Oral sex: Cảm giác quan hệ bằng miệng chỉ khi trải qua mới biết

(100)
Oral sex vẫn đang chủ để khiến nhiều người ngại ngùng, lo sợ do tâm lý không muốn nhắc tới chuyện phòng the. Tuy nhiên, đây lại là “gia vị” khiến ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

(46)
Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người. Đa phần các ca nhiễm dại ở người đều do bị chó dại cắn. May mắn thay, bệnh dại ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN