Hiểu biết về ketone để ngừa bệnh tiểu đường

(4.04) - 94 đánh giá

Tình trạng dư thừa ketone có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, gây mất ý thức, thậm chí có nguy cơ tử vong. Bạn có thể cần phải xét nghiệm ketone nếu có những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng…

Tình trạng nhiều ketone trong máu sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA), máu trở nên quá axit khiến người bệnh có thể mất ý thức. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ketone là gì, triệu chứng khi tăng cao và cách phòng ngừa nhé!

Ketone là gì?

Ketone là một lớp hợp chất hữu cơ được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng bao gồm carbohydrate, chất béo và protein. Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo, và ketone sẽ được sản xuất vào lúc này.

Ketone đã được chú ý trong những năm gần đây nhờ vào sự phổ biến của chế độ ăn kiêng keto, trong đó chế độ ăn ít carbohydrate sẽ khiến cơ thể đốt cháy chất béo nhiều hơn thay vì carbohydrate.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của chế độ ăn kiêng keto, bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số rủi ro như tăng nồng độ acid trong máu và suy giảm cơ bắp.

Có 3 loại ketone trong máu bao gồm Acetoacetate (AcAc), 3-β-hydroxybutyrate (3HB) và Acetone. Mức độ của mỗi cơ thể ketone này sẽ khác nhau, nhưng thường được điều hòa trong máu một cách tự nhiên.

Cơ thể con người chủ yếu hoạt động bằng glucose. Khi cơ thể thiếu glucose, hoặc bị tiểu đường và không có đủ insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.

Việc phân hủy chất béo làm nhiên liệu và tạo ra ketone là một quá trình bình thường của cơ thể. Ở người không bị tiểu đường, insulin, glucagon và yếu tố khác ngăn không cho nồng độ ketone trong máu tăng quá cao. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao tích tụ trong máu. Nếu không được điều trị, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA).

Chỉ số Ketone trong nước tiểu cảnh báo nguy cơ bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhịn ăn, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu trong thời gian dài.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Xét nghiệm ketone

Sau khi thăm khám bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn về thời gian và tần suất nên kiểm tra ketone. Bạn nên xét nghiệm nếu gặp phải các dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi kéo dài
  • Hơi thở mùi trái cây
  • Đường trong máu cao hơn 300 mg/dl
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng
  • Nhầm lẫn, hoặc khó suy nghĩ nhanh như bình thường
  • Thường xuyên cảm thấy khát nước hoặc bị khô miệng

Đối với người bị bệnh, cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra mức độ ketone sau mỗi 4 – 6 giờ, vì bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh DKA. Đối với người vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nên xét nghiệm 2 lần/ngày để đảm bảo dùng liều lượng insulin chính xác.

Bạn có thể xét nghiệm ketone trong máu hoặc nước tiểu. Một số máy đo đường huyết hiện nay có thể kiểm tra đồng thời lượng đường trong máu và mức độ ketone.

Dưới đây là bảng chỉ số đánh giá trong máu bạn có thể tham khảo:

Ketone có thể làm cho máu trong cơ thể có tính axit gây ra DKA. Những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của DKA bao gồm:

  • Sưng mô não
  • Mất ý thức
  • Bệnh tiểu đường
  • Tử vong

Bạn cần lưu ý thăm khám bác sĩ sớm khi chỉ số bắt đầu ở mức độ vừa đến trung bình.

Cách xử lý ketone tăng cao

Việc điều trị nồng độ ketone cao có thể giúp bạn các vấn đề do DKA. Bạn cần thực hiện đủ theo chỉ định bác sĩ để duy trì mức độ vừa phải. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

• Truyền tĩnh mạch thay thế (IV): Một triệu chứng của DKA là đi tiểu nhiều, có thể dẫn đến mất nước. Việc bù nước bằng chất lỏng đường tiêm có thể giúp làm loãng lượng glucose dư thừa trong máu của bạn.

• Bổ sung điện giải: Khi một người bị DKA, nồng độ chất điện giải sẽ có xu hướng thấp hơn bình thường, bao gồm kali, natri và clorua. Nếu mất quá nhiều chất điện giải này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của tim và cơ bắp.

• Tiêm insulin: Trong tình huống khẩn cấp, mọi người thường được cung cấp insulin để cải thiện khả năng sử dụng glucose dư thừa trong máu lấy năng lượng. Điều quan trọng là bạn cần kiểm tra mức glucose hàng giờ. Khi nồng độ ketone và axit trong máu bắt đầu trở lại bình thường, bạn sẽ tiếp tục chế độ điều trị bằng insulin với liều lượng bình thường.

Cách phòng ngừa ketone tăng cao

Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là chìa khóa để ngăn chặn mức độ ketone cao. Bạn hãy thực hiện những cách như sau để giữ cho lượng đường trong máu khỏe mạnh và sản xuất ketone ở mức tối thiểu:

• Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: Bên cạnh việc đo lượng đường trong máu mỗi ngày, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn trong các trường hợp sau: bị ốm, lượng đường trong máu đang tăng lên, có triệu chứng đường huyết cao hoặc thấp.

• Thực hiện kế hoạch ăn kiêng lành mạnh: Bạn hãy quản lý lượng carbohydrate tiêu thụ và liều insulin sử dụng, đây là yếu tố quan trọng để quản lý bệnh tiểu đường. Bạn hãy thảo luận cùng bác sĩ để được đưa ra một chế độ ăn uống hợp lý nhất bao gồm ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại…

Việc kiểm tra ketone có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, bạn nên kiểm tra định kỳ và đặc biệt thường xuyên hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn hãy thực hiện các biện pháp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh kết hợp cùng tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tránh được các mối nguy hiểm do lượng ketone tăng cao gây ra.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?

(41)
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc ... [xem thêm]

Những dạng khác của thuốc lá

(13)
Hiện nay nhiều công ty thuốc lá tung ra thị trường rất nhiều dạng khác của thuốc lá nhằm đánh lừa người dùng. Những hình ảnh quảng cáo sai sự thật như ... [xem thêm]

Rối loạn giải thể nhân cách

(31)
Tìm hiểu chungRối loạn giải thể nhân cách là gì?Rối loạn giải thể nhân cách đặc trưng bởi những khoảng thời gian cảm thấy bị ngắt kết nối hoặc bị ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng

(78)
Tâm thần phân liệt hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trong đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp ảo giác, ảo tưởng. Bệnh nhân cũng ... [xem thêm]

Thủ dâm ở nữ giới: 5 sự thật chị em cần biết

(92)
Trong cuộc sống hiện đại, thủ dâm hay “tự sướng” không còn là điều hổ thẹn, đặc biệt đối với phụ nữ. Dù vậy, những “giai thoại” và định ... [xem thêm]

Đau vùng xương chậu ở nam giới có nguy hiểm không?

(27)
Đau vùng xương chậu ở nam giới có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá ngay trong bài viết dưới đây!Khi bạn cảm thấy đau ở dưới rốn hoặc đau cả ... [xem thêm]

5 sai lầm của bố mẹ khi tiêm ngừa vắc xin cho con

(97)
Việc tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh những bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, ... [xem thêm]

[Chuyện phòng the] Quan hệ bằng tay có thai không?

(68)
Không ít cặp đôi coi việc quan hệ tình dục bằng tay là một cách tránh thai hiệu quả vì tinh trùng sẽ không có cơ hội tiếp xúc với trứng để thụ thai. Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN