Nghi ngờ trẻ chậm phát triển? Kiểm tra ngay!

(4.16) - 58 đánh giá

Việc theo dõi con của bạn lớn lên và phát triển các kỹ năng mới là một trong những điều thú vị nhất của một người làm mẹ. Tất cả các bậc cha mẹ luôn theo dõi con mình lớn lên theo thời gian cùng với những sự kiện quan trọng mà con tham gia. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi đáng lẽ con mình đã phải làm được điều này hoặc điều kia khi ở độ tuổi nhất định.

Thế nào là chậm phát triển ở trẻ nhỏ?

Các bậc cha mẹ nên đưa ra các câu hỏi cụ thể về sự phát triển và hành vi của trẻ để việc chăm sóc trẻ được tốt nhất. Việc quan sát sự phát triển của trẻ phải có thời gian nhất định (9, 18, 30 và 48 tháng) và tối thiểu phải có một bảng theo dõi sự phát triển được ghi chép lại mỗi khi có sự phát triển mới.

Các vấn đề chậm phát triển ở trẻ bao gồm:

  • Khả năng ngôn ngữ/ giao tiếp;
  • Tầm nhìn;
  • Kĩ năng tư duy;
  • Khả năng vận động;
  • Năng lực cảm xúc và kĩ năng xã hội.

Một cuộc kiểm tra về chứng tự kỉ nên được thực hiện trên tất cả các trẻ em từ 18 và 24 tháng.

Kiểm tra sàng lọc giúp phát hiện các nguy cơ chậm phát triển hay tự kỉ ở trẻ em

Các cuộc kiểm tra này sẽ được bác sĩ tiến hành dựa trên:

  • Các câu hỏi theo độ tuổi;
  • Đánh giá tình trạng phát triển qua biểu đồ theo dõi của phụ huynh;
  • Danh sách kiểm tra tự kỉ ở trẻ em;
  • Các vấn đề khác.

Nếu những đánh giá định kỳ là bình thường, bạn có thể yên tâm rằng con bạn đang phát triển một cách hợp khỏe mạnh và nên duy trì điều này.

Làm gì khi phát hiện con bạn có vấn đề?

Khi đã xác định được vấn đề, việc đầu tiên phải làm là can thiệp càng sớm càng tốt. Bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu con bạn đến một chuyên gia nhi khoa về phát triển hành vi. Họ là những người có thể đưa ra các đánh giá và theo dõi các vấn đề về sự phát triển của trẻ.

Nhà có 2 “giáo viên”

Là cha mẹ, bạn luôn cố gắng dạy cho con của bạn mọi thứ. Trong khi đó, con bạn cũng luôn theo dõi rồi bắt chước những lời nói, cử chỉ, hành vi của cha mẹ. Trẻ cũng đang dạy bạn cách trở thành người cha người mẹ tốt hơn khi biết cách thấu hiểu con cái. Hơn thế nữa, con còn cho bạn biết về những thể loại “âm nhạc” mới, những “cuộc phiêu lưu”, những “triết lý” mà bạn sẽ không bao giờ được trải nghiệm nếu không có bé cưng trên đời.

Bạn đừng nên quá lo lắng nếu con mình có vẻ chậm phát triển so với những đứa trẻ cùng lứa. Hầu hết những trường hợp chậm phát triển ở trẻ là bình thường và trẻ sẽ sớm theo kịp các bạn. Ngay cả những trẻ thật sự chậm phát triển cũng có thể phát triển nếu được chữa trị từ sớm. Nếu có bất cứ thắc mắc, hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sa tạng vùng chậu

(90)
Tìm hiểu chungSa tạng vùng chậu là bệnh gì?Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

(36)
Rối loạn nhân cách nhóm A là một trong ba nhóm chính của bệnh rối loạn nhân cách. Loại rối loạn này thường liên quan đến các hành vi dài hạn và không thay ... [xem thêm]

Sự khác biệt giữa bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

(40)
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe – bạn đã biết?

(11)
Bạn thường nghe “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” nhưng cụ thể tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người như thế nào?Theo Trung tâm kiểm soát và ... [xem thêm]

10 tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe sinh sản

(76)
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe sinh sản rất là nghiêm trọng. Dù bạn hút thuốc lá hay bị phơi nhiễm bởi khói thuốc lá thì nó cũng sẽ ảnh ... [xem thêm]

Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ: mẹ nên làm gì?

(61)
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ em. Tuy vậy, nhiều bố mẹ lại ít quan tâm đến nguy cơ thiếu máu ... [xem thêm]

7 cách trị hôi chân hiệu quả để bạn hết đỏ mặt vì… nồng nặc

(40)
Mùi hôi chân gây ra rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày. Với một số người, đây chỉ là tình trạng tạm thời và được xử lý ... [xem thêm]

Trẻ nôn trớ hay ói: hiện tượng nào nguy hiểm hơn?

(46)
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm mà đôi khi nhiều cặp bố mẹ đã từng chăm con nhỏ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Chắc chắn, khi chăm sóc bé yêu, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN