5 tuần

(4.17) - 69 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần đầu của tháng thứ hai, bé có thể có khả năng nâng đầu lên trong một khoảng thời gian ngắn khi bé được đặt nằm úp trên một mặt phẳng. Ngoài ra, bé cũng có thể tập trung nhìn thẳng vào khuôn mặt của người khác, đặc biệt là bạn, người luôn ở bên chăm sóc bé.

Vào giai đoạn này, bé có thể nói ríu rít, thủ thỉ, ậm ừ hay ngân nga trong miệng để bày tỏ cảm xúc. Một vài bé cũng bắt đầu hò hét và cười đùa.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hãy thủ thỉ, vui đùa, đáp lại và trò chuyện thường xuyên với bé. Bé sẽ rất thích thú được bạn chú tâm tới trong giai đoạn này. Bạn nên trò chuyện trực tiếp với bé. Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ của bé để nói chuyện để có thể dạy bé về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ. Ngoài ra, giao tiếp với bé cũng là cách để gia tăng sự gần gũi và tình mẫu tử giữa bạn và bé.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của con bạn, các bác sĩ sẽ sắp xếp lịch khám cho bé. Tuy nhiên nếu bạn đưa con đi khám bác sĩ vào tuần này, hãy xin ý kiến bác sĩ về các vấn đề sau:

  • Hãy cho bác sĩ biết về tình hình sinh hoạt của bạn, bé và gia đình tại nhà, kể cả việc ăn uống, ngủ, đi vệ sinh và tiến độ phát triển chung của bé;
  • Đo cân nặng, chiều cao của bé, vòng đầu và những thay đổi từ sau khi sinh của bé;
  • Đánh giá khả năng nghe và nhìn của bé.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Nôn trớ

Trong những tháng đầu đời, bé có thể hay nôn trớ. Một số bé có thể nôn trớ mỗi lần được cho bú. Nhiều trường hợp các bé có thể nôn trớ vì đã bú quá nhiều. Không có phương pháp chữa trị cụ thể nào cho tình trạng này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng làm giảm lượng không khí bé nuốt vào khi bú có thể góp phần cải thiện tình trạng nôn trớ của bé. Tình trạng nôn trớ thông thường là một điều hết sức bình thường và không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp khác đây lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang có vấn đề. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bé bị nôn trớ, nhẹ cân, nôn kéo dài, ho nghiêm trọng hoặc nếu chất nôn có màu nâu hay màu xanh.

Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là trường hợp dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Một em bé bị dị ứng với sữa có thể nôn thường xuyên hơn, đi phân lỏng có nước và có thể lẫn máu. Một số bé bị dị ứng sữa có thể mắc các bệnh như chàm, nổi mề đay, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi khi tiếp xúc với sữa đạm. Không có phương pháp nào để xác định xem bé có bị dị ứng sữa hay không ngoại trừ việc cho bé thử uống sữa. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng sữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp xử lý và phòng ngừa.

Việc đi tiêu của bé

Thông thường, đối với trẻ bú sữa mẹ thì phân thường rất mềm và đôi khi có chứa nước. Nhưng phân của bé bị tiêu chảy thì thường ở dạng lỏng, có mùi và có thể chứa chất nhầy, thường kèm theo đó là việc bé bị sốt hoặc sút cân. Hiện tượng này ít phổ biến hơn ở trẻ bú sữa mẹ. Nếu bé bú mẹ bị tiêu chảy, tình trạng tiêu chảy có thể không quá nghiêm trọng và bé có thể phục hồi nhanh chóng hơn bé bú sữa bột.

Một số bé bú bình đi tiêu sẽ cách nhau ba đến bốn ngày, điều này là bình thường. Nhưng nếu phân bé không có hình dạng nhất định hoặc ở dạng viên cứng, gây đau, chảy máu do các vết nứt hay vết rạn ở hậu môn, có thể bé đã bị táo bón. Nếu bạn nghi ngờ bé bị táo bón thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy cho bé uống thêm nước theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể cải thiện tình trạng này.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần đầu của tháng đầu tiên sẽ có rất nhiều điều mà bạn cần lưu ý.

Trước tiên, hãy xác định xem liệu bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết và đã được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hay không. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:

  • Tã của bé ướt trước khi bú mẹ;
  • Nước tiểu của bé không màu;
  • Bạn nghe nhiều tiếng nuốt khi bé bú;
  • Bé tỏ ra no bụng và hài lòng sau khi bú;
  • Bạn cảm thấy căng ngực khi sữa chảy ra;
  • Bạn có cảm giác lượng sữa sụt giảm hoặc cảm thấy sữa rò rỉ ra ngoài;
  • Bạn không có kinh nguyệt trong ba tháng đầu tiên sau sinh.

Để giúp bé ngủ ngoan và ngon giấc hơn, bạn có thể áp dụng các gợi ý sau:

  • Tạo cho bé không gian ngủ dễ chịu;
  • Đặt nhiệt độ thích hợp cho bé;
  • Phòng ngủ của bé có âm thanh êm dịu;
  • Nơi ngủ tạo ra cảm giác thanh bình cho bé;
  • Bé được ngủ đủ vào ban ngày;
  • Phòng ngủ của bé có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu là gì? Lo âu, mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

(42)
Xã hội phát triển nhanh đồng nghĩa với việc những áp lực trong công việc, cuộc sống tăng lên đáng kể. Những người không thể thích nghi được với căng ... [xem thêm]

Nên và không nên làm gì khi trẻ bị bị sốt?

(53)
Khi con bị sốt, một số bố mẹ cứ cuống cuồng lên. Thật ra, khi nắm vững những điều nên và không nên làm gì khi trẻ bị sốt, bạn sẽ chăm con tốt hơn.Là ... [xem thêm]

6 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

(74)
Các chuyên gia đã phát hiện ra có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó có sữa – một loại đồ uống quen thuộc với trẻ em. Dưới đây là danh ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách tập và chương trình tập plank đúng cách

(87)
Nếu tập plank đúng cách, bạn chẳng những cải thiện vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa chứng đau lưng và tăng cường sự dẻo dai. Bạn đã sẵn sàng bước ... [xem thêm]

Bé hay hát khi tắm: Sở thích quái gở nhưng rất tốt cho sức khỏe

(14)
Theo một nghiên cứu do Đại học Wollongong (Australia) thực hiện, cho trẻ vận động từ 30 đến 40 phút mỗi ngày sẽ phát triển nhận thức và khả năng học tập ... [xem thêm]

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tuân theo tháp dinh dưỡng

(10)
Tháp dinh dưỡng cân đối đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng.Bạn nên tuân theo sơ ... [xem thêm]

Những sai lầm khiến serum trở thành “thần chết” của làn da

(27)
Serum được xem là một liệu pháp giúp con gái “tự điều trị” các vấn đề da tại nhà. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao sử dụng những dòng ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp trong thai kỳ

(46)
Cường giáp trong thai kỳ có thể gây những hậu quả cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này để điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN