[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

(4.45) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Dị dạng động mạch vành là gì?

Dị dạng động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này là bẩm sinh (có ngay khi mới sinh). Bệnh có thể liên quan đến cơ quan đích (nơi động mạch “chảy vào” nuôi tim) hoặc vị trí của động mạch vành. Tuy nhiên, thuật ngữ dị dạng động mạch vành có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ khuyết tật nào trong động mạch vành, chẳng hạn như kích thước hoặc hình dạng bất thường. Chúng thường được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim bẩm sinh khác. Một tên khác của dị dạng động mạch vành là động mạch vành dị thường.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng động mạch vành là gì?

Chỉ có một vài loại dị dạng động mạch vành gây ra các triệu chứng. Đối với một số người, các triệu chứng có thể bắt đầu từ lúc bé, trong khi những người khác có thể không có triệu chứng cho đến khi trưởng thành. Hầu hết những người bị dị dạng động mạch vành thậm chí không biết họ mắc bệnh này, có thể do họ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc do xảy ra đột tử tim.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, một số triệu chứng của dị dạng động mạch vành có thể bao gồm

  • Các vấn đề về hô hấp
  • Da tái nhợt
  • Ăn kém
  • Đổ mồ hôi

Đối với thanh thiếu niên và người lớn, các triệu chứng của dị dạng động mạch vành có thể bao gồm:

  • Ngất xỉu khi tập thể dục nặng (thường là triệu chứng đầu tiên và ấn tượng nhất của dị dạng động mạch vành)
  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc trong khi tập thể dục
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực lúc nghỉ ngơi hoặc trong khi tập thể dục

Đột tử do tim đột ngột (còn gọi là ngừng tim đột ngột) là triệu chứng nguy hiểm nhất của dị dạng động mạch vành. Nó được cho là xảy ra do động mạch vành dị dạng bị “đè bẹp” giữa các động mạch lớn hơn do máu căng đầy khi tập thể dục. Điều này có nghĩa là máu đến tim ít hơn do đó có thể dẫn đến tử vong đột ngột.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây dị dạng động mạch vành là gì?

Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác gây dị dạng động mạch vành. Có nhiều bước phát triển các động mạch vành trong tim thai nhi. Bất kỳ lỗi nào xảy ra trong các bước này đều có thể dẫn đến một dị dạng động mạch vành.

Một số bệnh tim bẩm sinh có liên quan chặt chẽ với dị dạng động mạch vành, bao gồm thân động mạch chung dai dẳng, chuyển vị các động mạch lớn, hẹp van phổi, tâm thất phải có hai đường ra (DORV) và tứ chứng Fallot.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại dị dạng động mạch vành nhất định có thể di truyền trong gia đình, nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm thấy một mô hình vững chắc bảo đảm dị dạng động mạch vành có thể do di truyền.

Dị dạng động mạch vành thường được phát hiện trong khoảng 5% số người được đặt ống thông tim để tìm hiểu lý do bị đau ngực.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị dạng động mạch vành?

Vận động viên hoặc những người tham gia vào các hoạt động thể chất nặng có nguy cơ đặc biệt cao bị tử vong tim đột ngột nếu họ có dị dạng động mạch vành. Trên thực tế, dị dạng động mạch vành là nguyên nhân tử vong thứ hai ở các vận động viên trẻ. Khoảng 15-34% những người trẻ bị chết tim đột ngột, sau đó được phát hiện mắc dị dạng động mạch vành.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị dạng động mạch vành?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, nghe tim và phổi, thực hiện các quan sát khác giúp cho chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị dị dạng mạch vành?

Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, thuốc, can thiệp mạch vành qua da và phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình, thuốc có thể được sử dụng, đặc biệt là để ngăn ngừa đột tử do tim.

Một số loại dị dạng động mạch vành có thể được sửa chữa bằng cách đặt stent vào động mạch tim bị dị dạng. Thủ thuật này được thực hiện trong phòng thí nghiệm đặt ống thông tim.

Phẫu thuật đôi khi được thực hiện để điều chỉnh dị dạng động mạch vành. Loại phẫu thuật cần thiết tùy thuộc vào loại dị dạng động mạch vành.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý dị dạng động mạch vành?

Bệnh nhân được chẩn đoán bị dị dạng động mạch vành vừa và nghiêm trọng phải ít vận động hơn, tránh tập thể dục quá nhiều và chỉ tham gia một số môn thể thao nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

6 thủ phạm khiến nam giới đau khi quan hệ

(76)
Tình trạng đau khi quan hệ ở nam giới do nhiều nguyên nhân gây ra như hẹp bao quy đầu, mụn rộp sinh dục, dị ứng… Hãy cùng Hello Bacsi khám phá 6 thủ phạm phá ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về chăm sóc sau phẫu thuật ghép tim

(74)
Cấy ghép tim là một phẫu thuật có thể mất rất nhiều thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, tình trạng thải ghép sau phẫu thuật cũng rất ... [xem thêm]

Phát hiện sớm đột quỵ để phòng biến chứng nguy hiểm

(31)
Theo Tổ chức Đột quỵ châu Âu, cứ mỗi 30 phút có một bệnh nhân đột quỵ có thể được cứu sống nhưng lại tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn. Nguyên nhân ... [xem thêm]

15 loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người

(28)
Các loại thảo dược như gừng, tỏi, ngò tây, hương thảo… có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp ... [xem thêm]

5 bước của quá trình ghép thận

(29)
Quá trình ghép thận bắt đầu khi thận của bạn bị suy và cần phải bắt đầu xem xét các lựa chọn điều trị. Cấy ghép có là một trong các lựa chọn của ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để nâng cao sức khỏe tinh thần?

(94)
Khi sức khỏe tinh thần tốt, bạn sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với các thử thách khó khăn. Nếu là người sống tình cảm hay dễ bị stress, sức ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị nôn mửa tại nhà cho bé

(29)
Nôn mửa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Những phương pháp điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ bị nôn hồi phục được sức khỏe của mình.Hệ ... [xem thêm]

Công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường

(29)
Việc lên kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, mà còn có thể phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN