Triệu chứng quai bị thường gặp giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác

(4.16) - 77 đánh giá

Triệu chứng quai bị dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị sưng tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thường bùng phát vào độ thu đông, khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus mumps và rất dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Khi ai đó mắc bệnh quai bị, cơ thể họ đã sản xuất kháng thể theo cơ chế tự nhiên nên sau khi khỏi bệnh, họ sẽ được miễn nhiễm với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại.

Khi virus quai bị xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng quai bị thể hiện thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời bạn tìm hiểu.

Triệu chứng quai bị

Dấu hiệu bệnh quai bị thường thể hiện ở nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Người có sức khỏe tốt thì sẽ gặp những triệu chứng nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, có những người nhiễm virus mumps không có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy họ đang mắc bệnh quai bị. Đây không hẳn là điều đáng mừng bởi nếu không có triệu chứng quai bị thể hiện bên ngoài, bệnh nhân không lường hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh mình đang mắc phải. Từ đó, họ không có phương pháp điều trị và cách chăm sóc bản thân phù hợp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do quai bị gây ra.

Phần lớn bệnh nhân còn lại, triệu chứng quai bị thường khởi phát 2 – 3 tuần sau khi bệnh nhân bị virus tấn công. Ban đầu, bệnh nhân thường cảm thấy các dấu hiệu giống mình đang bị cảm cúm như uể oải, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, chán ăn hoặc buồn nôn, sốt nhẹ.

Vài ngày sau đó, các triệu chứng quai bị phát triển mạnh hơn. Bệnh nhân sẽ thấy tuyến mang tai của mình bị đau sưng lên. Hai má phồng ra và kèm theo các biểu hiện như:

Đau khi nhai hoặc nuốt thức ăn.

Khô miệng.

Sốt cao lên đến 40 độ hoặc hơn.

Đau khớp.

Dù người lớn ít có nguy cơ mắc bệnh hơn trẻ em nhưng triệu chứng bệnh quai bị ở người lớn thường nặng nề và dễ gây biến chứng hơn.

Xét nghiệm và chẩn đoán quai bị

Thông thường, bác sĩ chỉ chẩn đoán bệnh quai bị bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, phổ biến nhất là tình trạng sưng hai bên mặt.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong miệng bệnh nhân để xem vị trí amidan. Người mắc bệnh quai bị có amidan bị đẩy sang một bên.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc nước bọt để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách làm xét nghiệm dịch não tủy.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Dù là bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh quai bị có nhiều khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh quai bị ở người lớn thường gặp nhiều biến chứng hơn bệnh quai bị ở trẻ em. Tình trạng phổ biến nhất là:

♦ Viêm đại tràng: Biến chứng này làm tinh hoàn sưng lên gây đau đớn, khó chịu. Tỷ lệ nam giới gặp phải tình trạng viêm đại tràng do quai bị là 1:5. Vết sưng, đau thường thuyên giảm trong khoảng 7 – 10 ngày.

♦ Viêm bàng quang: Tỷ lệ 1:20 phụ nữ mắc bệnh quai bị bị viêm bàng quang. Nó khiến buồng trứng sưng lên gây đau đớn. Tuy nhiên, khi bắt đầu bị biến chứng, cơ thể sẽ hình thành hệ thống miễn dịch chống lại virus nên tình trạng sưng, đau cũng sẽ giảm dần trong khoảng 1 tuần.

♦ Viêm tụy: Bệnh nhân viêm tụy sẽ bị đau ở bụng trên. Đó chỉ là cơn đau nhẹ nhưng cũng đủ làm người bệnh khó chịu.

♦ Sẩy thai: Trường hợp này chỉ có nguy cơ cao nhất khi bà bầu mắc bệnh quai bị trong 12 – 16 tuần đầu thai kỳ.

♦ Mất thính giác: Bệnh nhân quai bị có thể bị mất thính lực ở một hoặc cả hai bên tai nếu bệnh đã bước sang giai đoạn biến chứng.

♦ Viêm não hoặc viêm màng não: Đây là 2 biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân quai bị có thể đối mặt. Virus quai bị sẽ di chuyển lên hệ thần kinh rồi hoạt động, sinh sản ở đó. Sau đó, chúng gây nhiều tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh trung ương. Biến chứng viêm não, viêm màng não do quai bị có thể khiến bệnh nhân tử vong nhưng tỷ lệ của nó chỉ xảy ra ở 1:6.000 bệnh nhân.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị sưng vùng kín sau khi quan hệ: 5 nguyên nhân và cách xử lý

(11)
Tình trạng bị sưng vùng kín sau khi quan hệ không những làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn khiến chuyện ấy bỗng trở thành… nỗi ám ảnh khó nói. Hãy kiểm ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng cuối

(83)
Ngay trong tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ đã có thể bắt đầu các bài tập thể dục để duy trì một sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em?

(37)
Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tự kỷ được coi là một rối ... [xem thêm]

Mật ong manuka: Nguồn dinh dưỡng quý giá không thể bỏ qua

(21)
Khác với những loại mật ong thông thường, mật ong manuka sở hữu khá nhiều đặc tính nổi bật, chẳng hạn như ngăn ngừa sâu răng, trị viêm loét và nhiều ... [xem thêm]

Thiền để giảm cân có thực sự mang lại kết quả?

(17)
Kiểm soát cân nặng là vấn đề đang được quan tâm trong những thập kỷ vừa qua. Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng càng nâng cao hơn khi các bệnh ... [xem thêm]

10 điều nên biết nếu gia đình bạn có người bị ung thư

(53)
Bạn nghĩ rằng ung thư là “trời kêu ai nấy dạ” nên mỗi khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn đều muốn trì hoãn việc đi khám vì sợ phải đối mặt với căn ... [xem thêm]

Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

(11)
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính thường gây ra ... [xem thêm]

10 sự thật về virus Ebola

(52)
Dịch Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại một ngôi làng gần sông Ebola ở Congo và một ngôi làng khác ở vùng hẻo lánh thuộc Sudan. Tên loài virus này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN