5 điều bạn nên biết khi ăn trứng gà sống

(3.81) - 60 đánh giá

Trứng gà là một trong những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và có thể cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng, nếu bạn ăn trứng gà sống thì có tốt không?

Nhiều người thường có sở thích hút trực tiếp trứng gà sống hoặc ăn thực phẩm chứa trứng gà sống như mayonnaise, lớp kem phủ trên mặt bánh sinh nhật, bánh pudding hoặc kem. Đặc biệt, một số người còn thích ăn trứng gà tái (chưa chín tới) khi ăn cơm tấm hoặc đập trứng trực tiếp vào món mì, phở để ăn chung cho thêm phần ngon miệng.

Tuy nhiên, cơ thể bạn có khả năng cao sẽ không hấp thu đủ một số chất dinh dưỡng khi ăn trứng gà sống và thậm chí còn có thể gặp nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về trứng gà sống để bạn có thể tận hưởng nhiều món ăn ngon mà không gây hại sức khỏe nhé!

1. Trứng gà sống cũng bổ dưỡng

Một quả trứng gà lớn chứa 72 calo, trong khi đó hàm lượng chất béo là 4,75g (với 1,55g chất béo bão hòa). Trứng gà chỉ chứa một ít carbohydrate nhưng có hàm lượng protein cao với 6,28g mỗi khẩu phần, trong đó lòng trắng trứng có chứa lượng protein là 3,47g.

Ngoài ra, trứng gà còn có chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, mangan và selen. Chúng cũng là nguồn cung cấp hầu hết các vitamin B, E, K và A. Theo trang World’s Healthiest Foods (Những thực phẩm lành mạnh nhất thế giới), lòng đỏ trứng gà là một nguồn cung cấp choline và lutein tốt cho sức khỏe của bạn.

Tác dụng của trứng gà còn có thể mang đến cho bạn cholesterol tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác. Choline trong trứng có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh đang phát triển, trong khi carotenoid lutein và zeaxanthin thì có lợi cho đôi mắt sáng khỏe.

Ngoài ra, protein trong trứng cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa tăng huyết áp, có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa chức năng hệ miễn dịch, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bạn nên lưu ý rằng trứng gà sống và trứng gà chín sẽ không cung cấp cho bạn những lợi ích dinh dưỡng như nhau. Khi ăn trứng gà sống, bạn có thể gặp rủi ro nhiễm khuẩn salmonella. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ không hoàn toàn hấp thụ được đầy đủ một số chất dinh dưỡng khi ăn trứng gà sống.

2. Tác hại khi bạn ăn trứng gà sống

Nhiều người thường thích ăn trứng gà sống bởi nghĩ sẽ tận dụng được nhiều hàm lượng dinh dưỡng hơn so với khi nấu chín. Tuy nhiên, bạn có khả năng cao sẽ gặp những rủi ro như không hấp thu tốt protein, vitamin B7 và bị nhiễm khuẩn Salmonella nếu ăn trứng gà sống đấy.

Giảm khả năng hấp thụ protein

Trên thực tế, trứng gà chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu theo đúng tỷ lệ. Vì lý do này, trứng gà thường được gọi là nguồn protein “hoàn chỉnh”. Tuy nhiên, nếu bạn ăn trứng gà sống thì có thể làm giảm sự hấp thụ các protein chất lượng này.

Một nghiên cứu nhỏ đã so sánh sự hấp thụ protein từ cả trứng chín và trứng sống ở 5 người. Kết quả cho thấy những người ăn trứng chín có thể hấp thụ 90% protein trong khi những người ăn trứng sống chỉ hấp thụ được 50% protein. Nói cách khác, protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn đến 80%.

Mặc dù protein trong trứng nấu chín được hấp thụ tốt hơn nhưng một số chất dinh dưỡng khác có thể bị giảm nhẹ khi nấu chín như vitamin A, vitamin B5, photpho và kali.

Không hấp thụ được vitamin B7

Vitamin B7 (biotin) là một loại vitamin tan trong nước, hỗ trợ sản xuất glucose cũng như axit béo cho cơ thể bạn và rất quan trọng cho phụ nữ khi mang thai.

Trong khi lòng đỏ trứng cung cấp nguồn biotin tốt cho chế độ ăn uống, lòng trắng trứng sống chứa một loại protein gọi là avidin. Avidin liên kết với biotin trong ruột non có thể làm ngăn chặn sự hấp thụ dưỡng chất này. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn trứng chín để hấp thụ biotin tốt hơn vì nhiệt độ sẽ phá hủy avidin.

Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn

Trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa salmonella (một loại vi khuẩn có hại). Bạn tiêu thụ trứng có chứa vi khuẩn này sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Những triệu chứng thường xuất hiện khoảng 6-48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

May mắn thay, nguy cơ trứng bị nhiễm độc là rất thấp nhờ vào công nghệ tiên tiến giúp loại bỏ độc tố trong trứng. Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 trong số 30.000 quả trứng được sản xuất tại Mỹ bị nhiễm độc.

Từ những năm 1970 đến những năm 1990, vỏ trứng chỉ bị nhiễm salmonella là chủ yếu. Kể từ đó, một số cải tiến đã được thực hiện trong quá trình chế biến trứng, dẫn đến ít trường hợp nhiễm salmonella và phòng ngừa được dịch bệnh bùng phát. Người ta đã thực hiện quá trình tiệt trùng trứng, xử lý nhiệt nên giúp giảm số lượng vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết bạn sẽ an toàn nếu ăn trứng gà sống được tiệt trùng.

Tất cả trứng sống đều có nguy cơ nhiễm độc salmonella, chỉ những quả trứng đã được làm nóng hoàn toàn đến nhiệt độ bên trong là 71°C hoặc tiệt trùng được coi là thực phẩm an toàn để tiêu thụ.

3. Bạn nên chọn trứng gà tiệt trùng

Nếu bạn muốn ăn trứng gà sống thì hãy lựa chọn loại trứng đã được tiệt trùng. Quá trình tiệt trùng sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong trứng và cũng thường được áp dụng trên các loại thực phẩm khác như bia và sữa.

Nguyên lý tiệt trùng dựa trên việc áp dụng nhiệt. Tuy nhiên, lượng nhiệt liên quan khá thấp vì trứng không được nấu chín.⁠ Quá trình làm nóng để tiệt trùng sẽ ở trong khoảng từ 60-62ºC trong khoảng 3 phút rưỡi. Lượng thời gian và nhiệt độ này giúp làm giảm nguy cơ ngộ độc salmonella và các vi khuẩn gây hại khác.

Quá trình tiệt trùng có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của trứng sống, giúp protein trong trứng dễ tiêu hóa hơn và trung hòa các chất độc như avidin. Từ đó, cơ thể bạn có thể hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng trong trứng.

4. Đối tượng không nên ăn trứng gà sống

Nhiễm khuẩn salmonella gây ra nhiều mối lo ngại đối với một số đối tượng bởi vi khuẩn này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Vì thế, những đối tượng dưới đây tốt nhất là không nên sử dụng trứng sống dù cho trứng có được tiệt trùng hay không.

• Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nhóm tuổi trẻ nhất dễ bị nhiễm khuẩn do hệ thống miễn dịch còn non yếu.

• Phụ nữ mang thai: Trong những trường hợp hiếm gặp, salmonella có thể làm cho phụ nữ mang thai gặp chứng co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

• Người cao tuổi: Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng tử vong do nhiễm khuẩn trong thực phẩm. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ này gồm có suy dinh dưỡng và những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong hệ thống tiêu hóa.

• Cá nhân bị suy giảm miễn dịch: Người mắc bệnh mãn tính sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu nên sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường, HIV và khối u ác tính là những đối tượng không nên ăn trứng sống.

Trước khi quyết định ăn trứng gà sống, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được những lời khuyên dinh dưỡng khoa học.

5. Cách ăn trứng gà tốt cho sức khỏe

Cách tốt nhất để bạn bổ sung trứng trong chế độ ăn hàng ngày vừa an toàn vừa đảm bảo sức khỏe là ăn trứng đã nấu chín. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn trứng gà sống thì nên biết cách lựa chọn trứng gà ngon và thực hiện một số cách dưới đây để giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn:

  • Mua trứng đóng hộp cẩn thận.
  • Không dùng trứng bị nứt hoặc có bụi bẩn.
  • Chỉ mua trứng mới và không tiêu thụ các sản phẩm trứng quá hạn sử dụng.
  • Chỉ mua trứng ở khu vực đồ ăn trong tủ lạnh ở cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị.
  • Hỏi nhân viên bán hàng nguồn gốc của sản phẩm cũng như quá trình tiệt trùng trứng.
  • Nếu không rõ trứng hỏng hay chưa thì bạn hãy ngửi chúng, trứng hỏng sẽ có mùi rất khó chịu.
  • Bảo quản trứng trong tủ lạnh vì để trứng ở nhiệt độ phòng sẽ làm cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng.

Trứng gà sống có những lợi ích về cơ bản giống như trứng gà nấu chín bởi các thành phần dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mua trứng tiệt trùng để làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe ngoài ý muốn. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, tốt nhất bạn vẫn nên ăn trứng chín nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lợi ích của suy nghĩ tích cực đối với sức khỏe

(31)
Suy nghĩ tích cực không chỉ là món ăn tinh thần giúp bạn cảm thấy lạc quan và yêu đời mà nó còn mang lại những lợi ích tích cực về mặt sức khỏe. Hãy ... [xem thêm]

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

(35)
Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho đến khi các triệu chứng phát triển. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những ... [xem thêm]

5 cách uống rượu bia không say dành cho các đấng mày râu

(37)
Uống rượu bia quá say không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Vậy liệu có cách uống rượu bia không say để bạn không bỏ ... [xem thêm]

10 Lợi ích khi bà bầu uống nước cam

(83)
Nước cam với vị chua ngọt đặc trưng rất dễ kích thích vị giác của mẹ bầu. Việc bà bầu uống nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. ... [xem thêm]

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

(27)
Quầng thâm mắt không chỉ đơn thuần khiến bạn mất đi sự tự tin và thu hút trong giao tiếp, mà còn là dấu hiệu “tố cáo” rằng cơ thể và sức khỏe của ... [xem thêm]

Hiểu hơn về hành vi và tâm lý trẻ em ở giai đoạn tập đi

(34)
Tâm lý trẻ em phát triển dần ở từng giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Ở tuổi tập đi, bé có nhiều hành vi khiến bạn không hài lòng nhưng bạn cần ... [xem thêm]

Làm mờ sẹo thâm ở chân: Đơn giản mà hiệu quả

(63)
Những vết sẹo thâm xấu xí ở chân là nguyên nhân khiến bạn không tự tin diện quần shorts, đầm ngắn? Đừng lo lắng! Hầu hết các vết sẹo không bao giờ ... [xem thêm]

Tại sao cơ thể bạn luôn cần chất xơ và tinh bột?

(61)
Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN